Không phải tự nhiên mà Cafe trở thành thứ thức uống phổ biến, say mê và kì lạ đến vậy bên cạnh những khuyến cáo về tác hại cho sức khỏe (sẽ đc cập nhật sau). Không phải tự nhiên mà từ những thế kỉ 14, 15 người ta đã tranh giành nhau, ích kỷ với nhau để bảo tồn thứ chất kích thích này cho riêng đất nước mình. Chính nguồn gốc và câu chuyện về những hạt Cafe đã đầy đủ sự li kỳ hấp dẫn lắm rồi. Thật sự là thiếu sót và đáng tiếc nếu nó mãi chỉ là thứ thức uống độc quyền của xứ Ả Rập xa xôi.
Sau khi những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia
sang xứ Ả Rập thì nó đã trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và đây chính là nơi trồng cà phê độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Người Ả Rập rất tự hào về phát minh ra loại thức uống này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền về một loại sản phẩm. Họ đưa ra những chế tài rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê như: Chỉ mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín,người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến các đồn điền cà phê. Thế nhưng dù nghiêm ngặt đến mức nào thì cũng có người vượt qua được, những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Đông đều có trồng và truyền đi mỗi lúc một xa hơn.
Ban đầu, chính quyền Yemen tích cực khuyến khích uống cà phê. Quán cà phê đầu tiên mở ở Mecca và nhanh chóng lan rộng khắp cộng đồng người Ả Rập, quán cà phê trở thành nơi giải trí như đánh cờ, nhảy múa, ca hát,…nơi tổ chức các hoạt động xã hội, thương thảo kinh doanh. Quán cà phê nhanh chóng trở thành trung tâm hoạt động chính trị, và bị chính quyền đã ngăn cấm nghiêm ngặt. Trải qua vài thập kỷ, cà phê và các quán cà phê đã bị cấm sử dụng nhiều lần nhưng vẫn tồn tại, cuối cùng chính quyền đành chấp nhận nhưng đánh thuế lên cả hai.
Sau nhiều lần thất bại, người Hà Lan là dân tộc đầu tiên ở Châu Âu lấy được hạt giống cây này mang về thử trồng ở đảo Java ( khi đó là thuộc địa của họ).
Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp tên De Clieu được về nghỉ phép ở Paris, đã quyết định đem cây này về xứ Martinique nơi anh trú đóng. Sau nhiều hoạn nạn De Clieu cũng trồng được cây cà phê ở một nơi kín đáo với 3 thủy thủ canh gác ngày đêm. Hơn 50 năm sau, Pháp trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Hà Lan, bất đồng xảy ra không thể giải quyết họ nhờ đến chính quyền Brasil đứng ra dàn xếp. Đây là cơ hội, với những quỷ kế, Brasil đã mang được hạt giống về nước và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brasil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ trở thành những đế quốc cà phê lớn bậc nhất thế giới.
Trong khi đó, vào năm 1660
cà phê được người Hà Lan truyền vào Bắc Mỹ ở vùng Amsterdam, Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York, cà phê trở thành một thức uống quen thuộc chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà là thức uống phổ thông trong mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh Hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiện uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này trở thành quốc ẩm.
ST - (Còn nữa)