Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Các phương pháp pha cafe trên thế giới

Mỗi người chúng ta có thể hiểu cà phê một cách riêng nhưng cà phê chỉ có hai thành phần không bao giờ thay đổi, đó là nước và bột cà phê. Sự khác biệt giữa một ly cà phê kiểu American và một ly espresso là ở phương pháp chiết xuất hương thơm của cà phê từ bột cà phê đã được xay từ hạt cà phê rang. Đây chính là mảnh đất nơi óc sáng tạo của loài người sản sinh ra muôn vàn phương pháp pha cà phê khác nhau, tiến hóa qua nhiều thế kỷ. Mỗi phương pháp tuân thủ trình tự khác nhau mà làm thành Mocha hay Espresso, Americano hay Neapolitan.

Pha cà phê không phải là một việc khó. Chỉ cần bạn có một hỗn hợp bột cà phê mà bạn thích, một số thiết bị và vài phút rảnh rỗi. Có nhiều phương pháp pha cà phê khác nhau thỏa mãn thị hiếu khác nhau. Cà phê Espresso đẫm đầy tính cách, cà phê Thổ nhĩ kỳ (Turkish) nhiều hương thơm, cà phê kiểu Mỹ (Americano) nhẹ, nhiều nước và uống lâu mới hết. Tất cả các phương pháp này có một điểm chung, bột cà phê được xử lý trong nước nóng sau đó dung dịch cà phê được lọc ra đầy hương và vị. Thứ nước uống kỳ diệu này sẽ có tính chất khác nhau khá nhiều, tùy thuộc vào phương pháp pha. Sau đây là một vài ví dụ căn bản.


Cà phê nhỏ giọt (filter drip - thường được biết đến với tên gọi là American styled coffee)

Đặc tính của loại cà phê pha theo kiểu này là không đặc lắm (not much body) và vị và hương cũng rất nhẹ. Kiểu pha cà phê này được yêu thích ở khắp Bắc Mỹ, Bắc Âu và Pháp. Ngày nay ở các nước đó người ta sử dụng nhiều loại máy pha cà phê nhỏ giọt có phễu lọc. Máy gồm 2 phần, phần phía trên là một cái phễu bằng thủy tinh, nhựa hay kim loại, phần phía dưới là một cái bình bằng thủy tinh có thể được hâm nóng tự động bằng dây mai xo nằm dưới cái bình này. Trong cái phễu người ta đặt một cái lọc bằng giấy dùng một lần để lọc bỏ bột cà phê.

Để pha cà phê kiểu này người ta thường dùng bột cà phê xay thô, không mịn (coarsely ground coffee). Ở Châu Âu người ta cho 1/2 thìa tablespoon còn ở Mỹ thì người ta cho nguyên 1 thìa teaspoon. Đối với kiểu pha này, nước nóng được đổ lên bột cà phê, cà phê theo trọng lực chảy xuống dưới. Gạt bỏ yếu tố đun nước tự động và hâm nóng cà phê đã pha ra thì dù không có máy pha người ta vẫn có thể pha cà phê kiểu này bằng cách sử dụng cùng loại phễu lọc giấy (mua ngoài siêu thị) đặt vào một cái phễu thông thường, đun nước sôi và đổ thật chậm lên trên phễu đó. Toàn bộ quá trình pha hết từ 6 đến 8 phút và kết quả là một thứ cà phê nhẹ, nhạt, và hơi chua một chút (slightly acidic coffee).

Cà phê lọc ép (còn được gọi tên là cà phê kiểu Pháp)

Kiểu pha cà phê này được người ta quen gọi là cà phê kiểu Pháp, mặc dù dụng cụ pha cà phê do một người Ý sáng chế ra sau đó bán bản quyền patent cho một người Thụy Sỹ từ năm 1933. Rất nhiều người thích uống cà phê pha theo kiểu này bởi vì rất nhanh và dễ, đồng thời chiết xuất được rất nhiều hương thơm từ bột cà phê. Dụng cụ pha cà phê gồm một cái xy-lanh thủy tinh (cylindrical glass container) và một cái lọc khít như một cái piston bên trong cai xy-lanh đó. Người ta cho bột cà phê vào trong xy-lanh, rót nước sôi vào khuấy đều, để nguyên từ 4 đến 5 phút. Sau đó người ta cho cai piston-lọc vào và ấn nhẹ và chậm để tách bột với dụng dịch cà phê đã pha xong. Cà phê lúc đó đã có thể uống được và không còn nóng lắm nữa. Ưu điểm của phương pháp này là không phải tốn 1 cái phễu lọc giấy mỗi lần pha cà phê . Chú ý, bột cà phê phải chọn loại xay vừa phải (medium ground coffee) nếu không sẽ dễ bị uống bột cà phê lẫn trong cà phê. Nên cho khoảng 1 teaspoon
trên một ly cà phê là vừa đủ.

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish coffee)


Kiểu pha cà phê này phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, một số nước Đông Âu và Trung Đông. Người ta sử dụng một dụng cụ truyền thống gọi là cái "ibrik". Một cái bình đựng làm bằng đồng đỏ và đồng thau, hình một cái phễu lộn ngược và bị cắt cụt, có tay cầm rất dài. Trước hết người ta đun nước sôi liu riu nhỏ lửa trong cái ibrrik, sau đó người ta nhấc cái ibrik ra và cho cà phê xay mịn vào (khoảng 2 thìa teaspoons cho 1 ly), cho cả đường và nhiều khi cả một số loại hương liệu khác như là cardamom hoặc cloves. Sau đó người ta ngoáy đều cái hỗn hợp đó rồi đặt cái ibrik trở lại bếp đun sôi lại. Khi hỗn hợp sôi và xầu bọt gần trào ra, người ta nhấc cái ibrik ra khỏi bếp tiếp tục khuấy đều. Khi cà phê đã hơi nguội, người ta lại đặt trở lại bếp đun lửa thật nhỏ. Cứ nhấc ra nhấc vào 3 lần thì xong. Kết quả là một thứ cà phê đặc quánh, đen, xầu bọt mà không thể đổ ngay ra chén mà uống được mà phải ngồi đợi đến khi bột cà phê đã lắng xuống đáy và khi đó cà phê đã nguội.
 Cà phê luộc kiểu Norway
Cà phê pha kiểu này được yêu thích ở Norway và các nước trên bán đảo Scandinavia. Cũng tương tự như cà phê Thổ, người ta luộc bột cà phê trong 10 phút, chỉ khác là người ta sử dụng bột cà phê xay thô, và hạt cà phê chỉ được rang sơ, không kỹ. Khoảng 2 thìa teaspoons cho 1 ly cà phê. Người uống cũng phải ngồi đợi đến khi bột cà phê lắng xuống mới uống được.

Cà phê tan uống liền (freeze-dried coffee)
Dĩ nhiên đây là loại cà phê dễ pha nhất. Chỉ việc đổ một thìa teaspoon bột cà phê tan vào một ly nước nóng khuấy đều và cho thêm creme hay đường tùy ý. Nhưng cà phê pha kiểu này có thể có vị hơi chua nên phải cho thêm đường vào thì mới uống được. Nhiều người nhạy cảm với cafeine có thể cảm thấy tim đập mạnh, hồi hộp khi uống cà phê tan. Trong trường hợp này nên dùng loại đã decafeinated, tức là đã loại bỏ cafeine. Cà phê mua ở máy bán cà phê tự động thường là loại cà phê này. Người ta chứa bột cà phê trộn sẵn đường, creme bên trong máy, khi mình cho tiền xu vào thì máy nó xịt nước sôi vào một lượng bột định sẵn, chảy toẹt ra cốc giấy cho mình uống. Phải nói thật là cà phê này kém ngon và có uống cũng chỉ vì bất đắc dĩ.

Cà phê Espresso (còn được gọi là cafe kiểu Ý)
 Là phương pháp pha cà phê chuẩn mực của cà phê Italy. Độc đáo và thông minh. Máy pha cà phê espresso là tác phẩm nghệ thuật thực sự do người Italy sáng tạo ra. Cà phê được pha ở áp suất rất cao. Một cái bơm bơm nước qua một ống xoắn bằng đồng. Nước được đun nóng nhanh trong hệ thống ống đồng đó lên đến nhiệt độ gần 100°C (không dưới 90°C). Áp lực đẩy nước qua bột cà phê được nén chặt trong một cái lọc. Nước chảy nhanh qua bột cà phê, qua một cái lọc kim loại thẳng vào cốc chỉ trong vài chục giây. Kết quả là một ly cà phê nóng, đặc (full body and condensed) và đẫm đầy hương thơm (intense aroma), tuy thế mà vẫn không đắng mà êm và xốp nhẹ như kem. Đến ngày hôm nay phương pháp pha cà phê này được coi là ưu việt nhất bởi vì những lý do sau: Pha ly nào xay bột cà phê cho ly đó, cà phê giữ được hương thơm hơn, mà người uống có thể yêu cầu điều chỉnh để bột cà phê xay thô, xay vừa hay xay mịn, tùy ý thích. Nước nóng già nên hương thơm của cà phê được chiết xuất ra ở hiệu suất tối đa và không bị bay đi mất.

Nước nóng được xục qua nhanh, bột cà phê không bị cháy nên không đắng và lượng cafeine tan vào nước cũng không quá nhiều như khi luộc cà phê trong nước trong thời gian dài hơn. Bộ lọc tinh có thể sử dụng được, nhờ áp lực cao của nước, vì thê trong cà phê không có vẩn đục như khi chỉ nhờ trọng lực để đẩy nước chạy qua cà phê.
Cà phê Mocha - Giải pháp tiện dụng và ngon
Từ những năm 1930s, các công ty của ItalyPavia, MilanTurin đã phát triển và hoàn thiện dụng cụ pha cà phê bằng hơi nước và sáng tạo ra các kiểu ấm pha cà phê khác nhau. Ấm pha cà phê thành công nhất mang tên là "Moka Express", do tác giả Alfonso Bialetti đăng ký bản quyền năm 1933 và đến tận ngày nay hãng Bialletti vẫn bán, và bán rất nhiều cái ấm này, và nó vẫn giống hệt cái ấm được bán từ những năm sau Thế Chiến II. Chính vì tiện dụng, rẻ và ngon mà phương pháp pha cà phê này được nhiều người yêu thích. Vào nhà người Italy dù nghèo đến đâu bạn cũng sẽ tìm thấy ít nhất một ấm pha cà phê mocha. Cái ấm mocha có 3 phần gắn liền với nhau. Phía dưới là một cái bình nhỏ chứa nước (nồi hơi), ở giữa là một cái lọc bằng nhôm đồng thời là chỗ nén cà phê, và phía trên cùng là nơi chứa thành phẩm, cả 3 phần gắn với nhau đều có roăng cao su kín hơi. Người ta đổ lượng nước vừa đủ với lượng cà phê muốn có vào trong "nồi hơi", rồi cho bột cà phê vào trong bộ lọc (cà phê xay mịn hay thô tùy sở thích, hai thìa teaspoon cho một ly cà phê), sau đó vặn chặt và đun. Khi nước sôi, hơi nước bốc lên và gặp bột cà phê liền ngưng tụ thành nước sôi, nước cất sôi, đảm bảo 100°C (hay ít nhất cũng 99°C). Nước mới ngưng tụ hòa tan cà phê và sản phẩm được đẩy tiếp lên trên và đọng lại ở bình chứa phía trên. Chỉ chưa đầy 1 phút cà phê đã pha xong, nóng sẵn sàng để uống. Bình mocha làm ra cà phê đặc trung bình (medium body), màu đen, vị đậm, hương rất thơm. Nếu dùng bột cà phê mịn thì sẽ đắng hơn, đậm hơn là bột cà phê xay thô. Không nói thì mọi người cũng thấy rõ rằng, cái ấm Bialetti loại cá nhân, pha được 1 đến 2 ly cà phê với gia tiền khoảng 5USD, nhỏ gọn và nhẹ, có thể bỏ vào trong vali xách trên đường đi du lịch đi học, không cần ổ cắm điện, adapter gì hết, cứ ở đâu có bếp điện, bếp lò và nước là ở đó ta có cà phê uống. Và theo những tay pha cà phê chuyên nghiệp kiểu Italy, cà phê pha bằng ấm mocha chỉ đứng thứ 2 về độ ngon so với cà phê espresso pha bằng cả cỗ máy lớn có thể trị giá tới trên 5000USD. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể cầu kỳ chọn và thử các độ mịn khác nhau của bột cà phê (chỉ cần đọc trên túi giấy coarse/medium/fine ground), các giống cà phê khác nhau (robusta/arabica) và các mức độ rang khác nhau (light, medium or well roasted) rồi bạn sẽ tìm ra sở thích của mình. Sau một thời gian, bạn chỉ nhấp cà phê là có thể biết được cà phê này được rang, xay và pha thế nào
Đôi điều nói thêm về pha cà phê ở Việt Nam

Cách pha cà phê ở Việt Nam chủ yếu có 2 kiểu,

Pha luộc (pha vợt)
Cà phê cho vào túi vải luộc được rất nhiều cửa hàng sử dụng và kiểu pha cà phê phin được dùng khi người uống sành gọi đến thì nhà hàng mới mang ra. Lý do có lẽ vì cà phê luộc kinh tế, dễ làm (chỉ việc hâm nóng bằng cái xong nhôm là xong) mà lại nặng hơn cà phê phin nhiều. Cà phê luộc dở ở chỗ hại sức khỏe mà hương thơm không nhiều, vì bị bay mất nhiều rồi.

Phaphin

Cà phê phin ngon hơn, nhưng khó làm, bởi vì nhiều yếu tố. Trời lạnh, nước sôi rót vào phin nguội nhanh. Tráng phin trước là một cách, đổ nước vào làm 2-3 lần là một cách khác tăng độ nóng, nhưng đều chỉ tăng hiệu suất lên một chút thôi. Nếu nén cà phê chặt, nhỏ giọt lâu mới xong, cà phê hơi nhiều cafeine vì bị ngâm nước lâu, hơi nguội một chút khi uống. Nếu nén không chặt, cà phê chảy xuống có pha lẫn bột cà phê, hương thơm chiết ra chưa được hết. Làm sao mà huấn luyện được tất cả nhân viên nhà hàng biết cách nén cà phê vừa tay trong phin đây? Phin pha cà phê nếu dùng loại bằng inox, lỗ phin khá nhỏ, có ren xoáy là hay nhất vì có thể chỉnh độ chặt, lỏng cho vừa. Nếu dùng phin nhôm, lỗ phin to lọt cả bột cà phê xuống, lại không thể nào chỉnh được độ chặt, thì e rằng cà phê khó ngon. Bất đắc dĩ mà phải dùng phin nhựa, thì thật là phí cà phê.

Mộtvài tips trong cách gọi cà phê ở quán ngoài Việt Nam
Trước hết hãy nhìn máy của hàng, nếu máy có bộ xay cà phê tại chỗ ở một bên, bộ xục khí ở một bên (để tạo bọt cho cà phê hoặc sữa tươi khi cần), ở giữa thấy có bộ lọc lớn nhỏ nhiều cỡ, đó là dấu hiệu cà phê có thể ngon. Bạn được quyền yêu cầu dùng bột cà phê cỡ nào, nhưng nếu bạn không yêu cầu thì người ta thường sẽ cho bạn uống medium. Nếu bạn khoái espresso, thích uống nhiều thì gọi 2 ly, đừng gọi một ly đúp (double shot), vì nếu bạn gọi ly đúp người ta sẽ dùng bộ lọc đôi. Gấp đôi cà phê, gấp đôi nước, gấp đôi thời gian. Bột cà phê bị nước nóng xục qua quá lâu sẽ đắng hơn. Hai ly đơn hơn 1 ly đúp là vì thế. Nếu bạn gọi cà phê khác thì người ta thường cũng sẽ pha ra một ly espresso. Nếu bạn gọi Americano, thì người ta pha 1 ly espresso đó với 2 chén nước nóng, một chén sữa, ngoáy đều và xục khí là xong. Nếu bạn gọi café latte thì người ta pha 1 ly espresso với 2 ly sữa, xục khí lên là xong. Có thể thêm cream, bột quế lên trên nếu bạn gọi. Chả có gì là magic lắm trong các tên gọi cả, Americano chẳng qua là nhạt, nhiều nước, còn latte là sữa mà thôi.


                                                           Theo http://www.hvtc.edu.vn/forum/



Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cà phê đầu đời

Ở ta, Sài Gòn hẳn là nơi đầu tiên có tiệm cà phê, có lẽ vào năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX. Còn Hà Nội thì tất nhiên là đã tiếp nhận thứ thức uống đời mới ấy sau Sài Gòn, song không phải đến mãi sau khi Tây hạ thành Hà Nội lần thứ hai, năm 1882.
Café de Beira phố Hàng Khảm khai trương năm 1884, là quán cà phê mọc lên sớm nhất ở Hà Nội , nhiều người khẳng định vậy, cả viết lên báo và cả viết trong sách. Điều đó hình như chỉ đúng có một nửa thôi. Năm 1884, Hàng Khảm là đại lộ kiểu Tây đầu tiên của Hà Thành, nối Khu nhượng địa Đồn Thuỷ với đồn binh ở Cửa Nam (cái tuyến Hàng Khảm thuở xưa ấy ngày nay gồm ba phố: Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi). Nhưng Café de Beira không phải ở Hàng Khảm mà nằm chếch ra, ở chỗ bây giờ là ngã tư Hai Bà Trưng – Nguyễn Khắc Cần. Quán cà phê đó phải đã có trước năm 1884, và cả trước 1882 nữa, bởi vì nó vốn là một cái căng – tin sĩ quan trong nhượng địa Đồn Thuỷ. Mà nhượng địa này thì Tây đã giành được từ năm 1875, nhờ vào Hoà ước Giáp Tuất.

Vả lại, Café de Beira (cho tới quãng 1959/60 vẫn thấy nhiều người lớn tuổi gọi khu nhà tập thể Bộ lương thực, số 10 Hai Bà Trưng, là “nhà Bây ra”) là quán của Tây, lại Tây nhà binh nên người mình chắc không lui tới, do vậy không thể được xem là quán cà phê đầu tiên của người Hà Nội. Vậy thì quán nào năm nào? Dò hỏi các bậc tiền bối thông tỏ muôn sự Hà Thành như nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, nhà văn Hà Ân, sử gia Trần Quốc Vượng, mà các cụ không biết cụ thể chính xác, nên tôi hậu sinh lại càng không thể biết được. Chỉ có thể chắc chừng là cà phê Hà Nội đã có từ lâu lắm rồi, bởi vì vào khoảng đầu thế kỷ XX đã có quán cà phê tại những nơi rất bình dân.
Như ở ngõ Cấm Chỉ. Bây giờ thì mất rồi, nhưng cho tới năm 1969, trước khi xa Hà Nội đi Bê tôi vẫn còn thấy trên cổng một ngôi nhà chỗ góc Cấm Chỉ – Kỳ Đồng con số 1906 và dòng chữ Café de Paris. Số và chữ khá to, được đắp nổi, nhưng đã phủ rêu và ẩn dưới mái tôn nên được cha tôi chỉ cho tôi mới thấy. Tuy tên quán chữ Tây, lại còn Paris nữa, nhưng ngõ Cấm Chỉ vào năm 1906 thì Tây nào lai vãng, nên chắc hẳn đó là quán cà phê của người Việt, mà người Việt tầng lớp bình dân.
Hà Nội, thuở tôi còn tuổi học trò, mười năm hoà bình giữa hai cuộc chiến, tuy đã hoàn toàn là đời sống “phe ta – dân chủ nhân dân” nhưng hình hài thời Pháp thuộc hầu như còn cả đó. Các cửa hiệu, hãng buôn, cao lâu, tửu quán, khách sạn, tòa báo… tất cả đã dẹp tiệm, đã đóng cửa, đã công hữu hoá, mậu dịch hoá, nhưng cái mác cái danh của những cơ sở đó thì vẫn còn thấy. Do hồi xưa ấy người ta hay đắp nổi tên với năm ra đời của hãng lên cổng hoặc lên mặt tiền tầng trên toà nhà, và cả những tư gia cũng vậy, cũng có năm sinh của ngôi nhà trên cổng, nên qua các con số có thể cảm nhận được những giai đoạn phát triển của Hà Nội trước 1954. Thấy nhiều nhất là các toà nhà, biệt thự, hãng buôn ra đời trong vòng mười năm từ 1930 tới 1939. Thứ nữa là các năm: 1949, 1950, 1951, tức là khoảng giữa thời Tạm chiếm.

Những ngôi nhà của thập niên 1920 không nhiều, trước đó nữa lại càng hiếm. Nhưng, rất lạ, mặc dù được xây dựng tại những nơi rất xa khu phố Tây, và rất sớm, 1919, 1915, 1910, 1905, thậm chí 1903, vừa khi có cầu Long Biên, thậm chí cả trước đó nữa, 1887, mà chúng hầu hết là nhà kiểu Tây, nhà gạch hai tầng, chí ít thì đấy không phải kiểu nhà truyền thống của người Việt. Ngôi nhà có con số 1887 đắp nổi trên cổng chính tọa lạc đầu phố Nguyễn Thiệp (năm 1966 nhà này bị bom Mỹ đánh sập), theo nhớ lại của nhà văn Hà Ân, thì đấy là ngôi nhà đầu tiên của người Hà Nội xây theo kiểu Tây. 1887, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi quân Pháp đánh chiếm Hà Thành lần thứ hai. Và vào năm đó, 1887, ngoại trừ quân lính đóng đồn trong Thành, người Pháp dân sự vẫn đang sống cụm lại ở nhượng địa Đồn Thuỷ, thế mà ngoài phố đã có người Việt xây nhà kiểu Pháp ! Quá trình tiếp thu đời sống mới khởi sự thật là sớm sủa.
Bởi vì người Việt mình, một mặt có tinh thần dân tộc rất cao, luôn quyết liệt chống quân xâm lược nước ngoài, nhưng mặt khác lại không mù quáng chống người nước ngoài, không mắc tật bài ngoại. Người mình không có cái lối anh hùng rơm, chẳng hạn vì chính sự có khúc mắc gì đó với người Nhật thì ồ ạt đàn lũ đổ ra đường hò hét chửi bới nước Nhật người Nhật, đốt cờ Nhật, đập phá xe hơi mác của Nhật. Tuy Tây là kẻ thù xâm lược thật đấy, nhưng họ có thứ gì hay thì người mình vẫn chuộng và vẫn xài. Nhà cửa, xe cộ, vật dụng, đường xá, cầu cống, đèn đóm, điện nước. Nói chung là đời sống đô thị tân thời chẳng phải hầu hết gốc gác từ Tây cả đó sao. Rồi cả chữ cái vẫn viết hàng ngày nữa. Rồi trang phục, đầu tóc. Đủ thứ.

Trước cuộc chiến tranh năm 1979 tôi sống ở phố Hàng Cân, nhà 21, vốn là một cửa hiệu của người Tàu nhưng lại chuyên về buôn bán các đồ ăn thức uống của Tây. Hiệu buôn cha truyền con nối từ khai trương năm 1878 tới tận khi “đánh tư sản” 1958. Hậu duệ cuối cùng của chủ hiệu là bà cụ Lìm, độc thân, vẫn sống ở 21 Hàng Cân cho tới ngày phải rời đất Việt hồi hương. Bà cụ vẫn còn giữ làm kỷ vật được sổ sách từ thuở ban đầu của cửa hiệu. Đã ố vàng và toàn chữ Nho, nhưng bà Lìm đọc được, bà dịch cho tôi. Năm khai trương là Mậu Dần thời vua Tự Đức. Hàng họ thì tạp pí lù, tôi không nhớ hết được, chỉ nhớ là rặt những sản phẩm Âu châu : bột mỳ, rượu nho, rượu ngải, rượu cồn, dầu ô liu, pho mai, thuốc lá sợi, thuốc lá nhai, đường kính… và, cà phê.
Năm Mậu Dần, 1878, Hà Thành và toàn bộ Bắc Kỳ vẫn là của triều đình Việt Nam, Tây chỉ có một phái bộ vài trăm người bị cô lập lại trong Đồn Thuỷ. Nên tôi nghĩ các thứ như thuốc lá, rượu vang, cà phê của cửa hiệu Hàng Cân được bán chủ yếu cho người Việt xài, chứ Tây đâu ra. Mà Hàng Cân thì chỉ là phố nhỏ, gần như khuất nẻo, bởi thế hồi đó nhất định là còn có những cửa hiệu buôn đồ Tây lớn hơn nhiều nằm ở các phường phố buôn bán sầm uất của Hà Thành. Nghĩa là hồi đó, những năm nửa cuối thập niên 70 thế kỷ XIX, mặc dù đang trong tình trạng nửa chiến tranh với Pháp, dân Hà Nội vẫn không ít người xài đồ Pháp. Và nguồn hàng của các cửa hiệu buôn đồ Âu châu chắc là phải từ Nam Kỳ thuộc địa của Pháp buôn ra. Chiến tranh thì chiến tranh vẫn có giao thương, vẫn có buôn bán qua lại. Thời thế ra sao mặc thời thế, người Hà Nội vẫn phải sống và vẫn gắng sống sao cho dễ chịu nhất có thể được.
Riêng về cà phê, thì theo như tôi thấy ở sổ sách của cửa hiệu xưa nhà 21 Hàng Cân, thứ đồ uống đó đã ra Hà Nội từ những năm tương đối hoà bình, giữa hai lần Hà Thành thất thủ. Và người ta mua cà phê chắc không chỉ để pha uống tại gia, vì cũng như rượu, như trà, mấy ai mà cứ mãi mãi nhất mực nhấm nháp cà phê một mình ở nhà riêng cho được. Cho nên quán đầu tiên cà phê của người Hà Nội có lẽ là đã ra đời vào khoảng những năm từ 1875 tới trước 1882.
Café de Paris, 1906, ở ngõ Cấm Chỉ, tuy có thể không phải là quán đầu tiên, song vẫn đáng được coi là quán cà phê Hà Nội nhiều tuổi đời hạng nhất nhì. Bởi vì cho tới năm 1969 đấy vẫn là quán cà phê, dù là “cà phê chui”, vô danh. Mất tên nhưng vẫn tồn tại nên vẫn còn tuổi. Khi tôi lần đầu vào đó, đó là một quán cà phê Hà Nội đã 63 năm tuổi.
Phải là quán chui vì cà phê là thứ đồ uống quốc cấm. Hồi đó chỉ thứ gì mậu dịch phân phối mới là đồ ăn đồ uống chính danh, còn của tư nhân tư hữu bán ra thì ít nhiều đều là sự ăn uống bất chính. Có lúc bị cấm ráo riết, có lúc bị cấm vừa chừng, thậm chí lơi lỏng, nhưng dù gì, quán cà phê vẫn cần náu danh ẩn mình mới tồn tại nổi. Cái thời ấy nó thế, may thay cà phê Hà Nội chỉ gặp hạn có cái thời đó thôi,
Lớn lên trong thời buổi đó nên cũng dễ hiểu là đã 17 tuổi mà tôi chưa từng nếm một giọt cà phê. Bữa đó vào quán Cấm Chỉ là lần đầu trong đời tôi biết quán cà phê. Tôi đi cùng cha tôi vào đấy. Buổi chiều, ngay trước ngày tôi nhập ngũ. Cấm Chỉ ngày đó vắng ngắt, mà nhem nhuốc, nhà một tầng tệ hơn nhà cấp bốn, thậm chí cả nhà mái lá, vá chằng vá đụp, chỉ mỗi cái “Café de Paris” ấy là nhà hai tầng, nhưng cũng rất xập xệ, rêu mốc, tróc lở. Ở cổng bày cái kệ bán dưa cà. Bên trong, tầng trệt, thì là quán chè đậu đen, không hẳn quán chui nhưng cũng chẳng công khai.
Cha tôi chào bà cụ bán dưa cà, bà cụ nhìn thấy rõ là khách quen, mới đẩy hé cánh cửa ra mời vào. Lẳng lặng đi ngang tầng trệt, vòng ra sân sau, trèo cầu thang lên áp mái. Cà phê phin trên đó. Một khoang gác ọp ẹp. Dăm bộ bàn ghế thấp tịt. Khách khứa lặng lờ như những cái bóng, không ai nhìn rõ ai. Có tiếng trò chuyện nhưng rất khẽ. Tuy nhiên bầu không khí thì nồng ấm và thơm lựng, ngòn ngọt, đầm đậm, một thứ hương vị chẳng lời nào diễn tả được.
Bàn của hai cha con tôi kê kề một ô cửa sổ hẹp không có khung gỗ, giống như một lỗ thủng. Trông ra thấy sàn sàn nhấp nhô cả một vùng ướt át mưa thu những mái nhà phố cũ và những sân thượng, sân sau, những căn gác lửng. Một cũ xưa, tróc lở, nom là lạ, được nhìn thấy từ phía sau lưng.

Ngày hôm sau trận mạc chờ tôi, mà chiều đó cha đưa tôi nơi “trốn đời” ấy của người Hà Nội, nhấm nháp những giọt đắng ngắt và nghiền ngẫm ngậm ngùi bao nhiêu chuyện đời chưa từng bao giờ ông nói với tôi, có thể là cả chưa từng nói với ai. Cạn hai tách đầu, cha tôi gọi thêm hai tách nữa. Bao Tam Đảo đã hết, ông bóc bao khác, đưa mời tôi như mời một người bạn. Ông xòe diêm châm lửa cho tôi. Cha tôi rất nghiêm khắc. Xưa giờ, đừng nói bia rượu, trà với cà phê cha cũng không cho phép tôi, huống hồ thuốc lá. Nhưng bởi vì ngày mai tôi là người lính, lên đường ra trận nên với cha tôi, bắt đầu từ đây tôi là người lớn rồi, còn hơn thế, là người bạn, người để ông có thể tâm tình.
Bây giờ, mặc dù ham nghe những chuyện liên quan đến cà phê mà tôi ít uống cà phê, nhất là ít ra quán. Bởi những giọt cà phê, với tôi, quá nặng hoài niệm, quá nặng nỗi buồn nhớ, về cha tôi, về Hà Nội thuở xưa, và cả về thời trai trẻ của bản thân tôi.
                                                                                 Nguồn: http://www.trungnguyen.com.vn


Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Cafe và kỷ niệm !!!


Tôi nhớ có ai đó đã từng nói: Kỷ niệm thì như rong rêu, tuy nhỏ nhưng bám chắc…
Quán café gắn liền với những ký niệm trong tôi. Có lẽ vậy mà tuần nào người ta cũng thấy tôi luôn ngồi ở góc đó, cùng với máy tính và ly cafe bên cạnh. Nhiều khi tự hỏi liệu có phải góc này chỉ dành riêng cho mình? chỉ chờ mình đến và ngồi vào đấy. Quán cafe có không gian ấm cúng, được trang trí theo phong cách nhẹ nhàng, lãng mạn, và đặc biệt ở đây luôn có những bản nhạc mà tôi yêu thích, bước chân vào quán không cần gọi người phục vụ cũng sẽ mang đến cho tôi 1 ly café nâu đá.

Nhiều người cho tôi là hâm dở khi cafe 1 mình nhưng tôi Thích cái nghề không chính thức của tôi, ngồi quan sát cuộc sống bên ly cà phê ấy. Cà phê một mình thật thú vị, nếu ai đó còn ngần ngại hãy tự mình thưởng thức tách cà phê đúng nghĩa mang hương vị cô đơn nhưng đầy cảm xúc ấy đi. Đôi khi ta cần dừng lại dành thời gian để nhìn lại chính mình, đó là lúc ta cần cà phê một mình. Cái cô đơn của kẻ một mình thường gặp phải sự cô độc nếu không tự mình gắn bó và sống hoà thuận với nó. Vì thế tôi chọn cho tôi một cuộc sống mang hương vị nồng nàn pha lẫn chút đắng của cà phê.
Hương vị cà phê đối với tôi nó mang cả hương vị quê nhà, cái hương của từng góc phố, từng con đường, từng bàn tay làm ra nó, từng kỷ niệm chất chứa ở tách cà phê chứ không hẳn là chỉ thưởng thức chúng. Bao lâu nay tôi vẫn thế. Lang lang một mình quen rồi, lâu rồi, nên tất cả chỉ còn là kỷ niệm…
Đối với tôi uống cà phê cũng như đang thưởng thức cuộc sống của chính mình vậy. Những nốt trầm của cuộc sống thể hiện khá rõ trong những lần tôi thưởng thức tách cà phê nào đó. Có khi vấp phải một vài chuyện nhỏ trong đời nhưng hương vị của nó bổng thay đổi. Ly cà phê ấy đôi khi đắng chát trên môi vì đời chưa như ý nghĩ, đôi lúc lại ngọt ngào nồng ấm khi cuộc sống đem lại cho tôi nhiều điều mới mẻ. Đúng là cuộc sống giống như ly cafe vậy, có thể là đen không đường, đen đường, và nâu. Nó tuỳ theo cách cảm nhận của bạn.
Nhiều khi tôi liên tưởng cà phê với đêm. Tôi tin chắc rằng những ai đã từng trải qua một vài tổn thường nào đó sẽ là người cảm nhận về đêm một cách rõ ràng và tinh tế nhất. Chính vì đêm là nơi mà ai đó ẩn nấp tốt nhất cho một tâm hồn đang chất chứa nổi niềm riêng ấy…ít ai tìm thấy ta ở đó…Và có lẽ chính nó là kẻ ám ảnh cảm xúc ta nhiều nhất. Cà phê cũng vậy, có khi ta vùi lấp tâm tư ta ở đó. Tôi uống cà phê gắn liền với nhạc Trịnh. Nhiều người cà phê không những gắn liền với kỷ niệm mà còn gắn liền với những cơn mưa. Bên tách cà phê ngồi nghe mưa thở dài. Nhiều lúc tôi cảm nhận sâu sắc ly cà phê tôi uống nhờ vào nhạc của ông. Thứ nhạc đôi lúc cay đắng, có lúc lại diệu vợi, vừa nghe nhạc Trịnh vừa cảm nhận tách cà phê trên tay, có lẽ khoảnh khắc đó khiến người ta nghĩ về nhiều thứ, nhất là khi chỉ riêng ta một cõi… Khi mà tâm tư đã có không gian để chìm đắm vào những nghĩ suy ngổn ngang chưa kịp lắng…
Kỷ niệm thì quá nhiều khiến vai nặng gánh. Vô tình những lúc cà phê một mình lại làm dày thêm những niềm nhớ đó. Chợt buồn khi chia tay người bạn thưở sinh viên, đi ngang quán cà phê đó mà nhớ, mà thương, mà lưu luyến. Chợt đau khi nhận ra rằng ta vẫn chỉ một mình khi người thương vội bước ra đi ở cái quán nhỏ ấy. Rồi cảm giác trống trải khi nhận ra người bạn thân đã bao lâu rồi chưa cùng ngồi xuống nơi này cùng ly cà phê quen góc nhỏ. Tôi lại một mình ghé ngang qua đó để ôm vào những kỷ niệm khi cùng ai bên tách cà phê đắng. Chỉ là một chút thương, một chút nhớ nhưng lòng đong đầy kỷ niệm. Ngẫm càng thấy đúng “kỷ niệm như rêu phong, tuy nhỏ nhưng bám chắc”.
                                                            _nấm nùn_

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Góc lặng !


Một ngày ngọt ngào bên cốc cà phê, chiếc bánh ngọt, những bản nhạc tiếng anh yêu thích và cảm xúc của riêng mình. Em có một thói quen rất… già nua – thích ngồi lặng lẽ ở một nơi yên tĩnh, có tiếng nhạc dịu nhẹ, cốc cafe trong tay và nghĩ ngợi về cuộc đời… 


Mọi người đều nói như em thì có cái gì để mà suy nghĩ và mất nhiều thời gian đến thế? Gia đình, công việc, cuộc sống quá ổn. Sao mà em hay nghĩ ngợi lung tung nhỉ? Uh, cũng phải – có gì để suốt ngày phải trầm ngâm như thế, trong khi và cuộc sống ngoài kia – gấp gáp lắm… Thật phí thời gian! 

Nhưng nhiều khi em thấy sợ. Cuộc sống bên ngoài kia, ngay ngoài kia thôi – cách chỗ em ngồi có vài bước chân mà sao khác biệt đến thế? Ai cũng hối hả và vội vã, ai cũng mải miết chạy theo thứ gì đó quan trọng lắm… Dòng người cứ chảy dài bất tận, không ai muốn dừng lại và cũng chẳng thể dừng lại… Thời gian thật quí giá, có lẽ nào lại bỏ phí một khắc, một giây? Ví dụ đơn giản thôi nếu em nhìn ra hồ Gươm thì đó là một cuộc sống khác, quay đầu nhẹ ra phía sau lại là 1 cuộc sống hoàn toàn đối lập.

Em sợ bước ra ngoài kia, sợ rằng mình sẽ bị cuốn theo vòng quay hối hả ấy! Có những lúc em thấy mình sống quá chậm đến nỗi già nua và lạc hậu nhưng cũng có những lúc lại thấy mình sống quá nhanh và bỏ quên nhiều thứ… Bước thêm vài bước chân nữa, em cũng sẽ cuốn theo dòng người tập nập kia, bận bịu với những lo toan và công việc của mình. em sẽ lao theo một cuộc sống bận rộn, tất bật… xô bồ và khắc nghiệt lắm! Xung quanh em vẫn đầy những ghen ghét và đố kị, ích kỉ và giả dối, lòng tham không đáy… Người với người có sống với nhau bằng tấm lòng đâu… Cuộc sống nghiệt ngã quá mà em lại quá bé nhỏ… như 1 cái ly thuỷ tinh – đập là vỡ…
Cái gì là đích đến cuối cùng của cuộc đời? Là hạnh phúc danh vọng..., phải không? Vì dẫu sao, có ai lại không mong mình được hạnh phúc và dạnh vọng. Thế 2 thứ đó là cái gì? Hình như nó ở xa lắm nên em mới phải chạy thật nhanh và đi thật xa để tìm kiếm nó. Nhưng với em, nó là những điều rất bình dị. Có cuộc sống ổn định, có gia đình, có bạn bè và người mình yêu thương – thế là đủ… Chỉ thế thôi, giản dị vậy thôi – nhưng cũng khó lắm. Đôi khi em muốn hét lên rằng: Cảm ơn cuộc sống! Vì nó đã cho em quá nhiều, nhiều đến nỗi khiến em vừa hạnh phúc, vừa lo sợ… Chỉ biết sống từng ngày và trân trọng những gì đang có. Chẳng ai dám nói trước tương lai, có gì là mãi mãi?


Em muốn sống một cuộc đời đầy ý nghĩa - sống hết mình với gia đình, bạn bè và người mình yêu thương. Và em cũng muốn sống chậm, không quá chậm để mình già nua và lạc lõng – nhưng đủ để không đánh mất những điều quí giá trong cuộc đời…

Sống chậm thôi… Em chỉ khẽ nói với bản thân thôi.

… để thấy đôi lúc ta quá vô tâm. Hết mình với bạn bè – nhưng lại quên không chăm lo gia đình… Quên rằng ta còn có ba, có mẹ và một mái nhà để về sau những lo toan tất bật của cuộc sống…

… để thấy đôi khi ta quá hời hợt… Lao theo những sôi nổi của cuộc đời mà quên rằng có những người vẫn lặng lẽ bên ta, lo lắng cho ta… Nhưng em nào đâu biết, em vẫn xớn xác như con nít vậy. Chạy theo những thứ không thuộc về mình và đánh mất những gì mình đang có…

… để thấy giá trị của một phút bình yên… Em được là chính bản thân mình, đối diện với con người thật nhất của mình – đầy nhược điểm nhưng là một cá nhân đặc biệt, không lẫn lộn với bất kì ai…

… để thấy có nhiều điều đáng để em tự hào. Đừng mất niềm tin vào cuộc sống, đừng để ai đó khiến bạn khổ đau và mệt mỏi. Thay vì than thở em không có thứ này, chẳng có thứ kia – hãy mỉm cười tự hào vì em có nhiều điều mà người khác không có…

Và sống chậm thôi… để thấy rằng em đang hạnh phúc. Hài lòng với những gì mình đang có và nắm giữ hạnh phúc trong tay… Hạnh phúc vì những gì em được nhiều hơn là những gì em đã mất đi… Vì em còn những phút bình yên thế này để suy nghĩ về cuộc sống…

Cuộc sống cho bạn quá nhiều thứ mà đôi khi bạn không nhận ra là mình có. Những thứ ấy khi bạn không biết trân trọng thì cuộc sống lại mang nó đi, bình thản và lặng lẽ, bình thản đến mức mà bạn không kịp hối hận. 

Trong tâm hồn mỗi người đều có những góc lặng, góc lặng ấy là không gian riêng của mỗi người. Cuộc sống xô bồ, lắm bon chen làm bạn sống khép mình hơn. Cái khép mình của tâm hồn, khép mình của nỗi lòng,...Sẽ là một mất mát nếu bạn không được chia sẻ. Rồi sẽ đến lúc cảm xúc chai sạn...

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Cà phê và nỗi niềm


Bên nhau, cà phê chứa đựng nỗi niềm riêng
Tiếng cười , câu chuyện chẳng ưu phiền
Khi ấy ly cà phê đâu đắng
Ngọt tận tâm hồn, ngọt tận tim

Xa nhau ngày ấy đã qua rồi
Một góc cà phê, buồn lẽ loi
Ước chi giờ đây ta có bạn
Sẻ chia ngọt đắng trên bờ môi



Ngày xưa tách cà phê không đắng
Vì bên ta, có bạn chung tình
Hôm nay tách cà phê đâu đắng
Cay đắng quen rồi, cũng vậy thôi

Cà phê vị ngọt thấm vào trong
Nỗi nhớ mông lung đến não nùng
Xa bạn xa ta, tình vĩnh biệt
Cà phê có chứa nỗi niềm riêng ?
 
                                                                            _st_

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

- Thời áo trắng - Xin cho một góc mùa hè !!!

Nắng hạ rơi hoài trên cành bằng lăng
Màu tím ngây thơ trải dài theo cổ tích

Thả vào đêm một miền mơ tĩnh mịch
Ướp dại khờ trong một thoáng bình yên
Cái nắng vô tính cái nắng mãi hồn nhiên
Ta nhặt vội ép vào trang nhật ký
Gửi tặng ... bài thơ xưa cũ kỹ
Cùng giọt buồn trong sắc tim mênh mông.


Gần xa văng vẳng bên tai
Khu bàn vui vẽ ngày mai xa rồi
Ai ơi có nhớ như tôi

Nhớ ngày nhớ tháng nhớ môi ai cuời
Dù cho trăm ngã muôn nơi
Nhớ về tình bạn 1 thời bên nhau
Lúc vui vẻ lúc buồn đau
Động viên cố gắng cho nhau nhữ lời
Rồi mai vững bước đừơng đời
Bạn ơi bạn mãi rạng ngời trong tôi


Giữ dùm nhau sắc phượng hồng
Để trang lưu bút xanh dòng thơ hoa
Con đường đến lớp hôm qua
Ngày mai thôi sẽ nhạt nhòa nắng mưa...

***

LƯU này mãi đến ngàn sau
BÚT này khắc đậm 1 màu nhớ thương
NGÀY mai dẫu có xa trường
XANH hoài kỷ niệm thân thương 1 thời


*** 

Nỗi nhớ chỉ là nỗi nhớ
Sân trường chỉ là trò chơi
Bạn bè còn trong ký ức
Cồn cào tất cả xa xôi...

***
Lớp xưa ai có tìm về
Em 18 tuổi tóc thề cho ai?
Từ trong đồng vọng cảm hoài
Biết bao giờ mới nguôi ngoai 1 thời...

***
Mưa rơi ướt sân trường
Bâng khuâng tà áo trắng
Cơn mưa chiều cuối cấp
Mưa ơi đừng ướt tập
Kẻo nhạt nhòa ước mơ...

***

Em đi rồi, chùm phượng cuối mùa thi
Đỏ hoe mắt 1 buổi chiều chớm nắng
Nhắm chùm hoa ko chua mà chát đắng
Bước chân tôi khập khiễng trước sân trường...

***
Có duyên với thủa học trò
Anh qua ko nổi con đò thời gian
Dòng đời cứ hát miên man
Bài thơ anh viết ngập tràn tình thương
Hạ ơi gửi nhé một ngày
Rực trời phượng chảy mắt ai lặng buồn

Mưa bụi miên man vô tình gợi nhớ
Chiếc dù nhỏ hôm nào ta bạn gần nhau

Trang sách cũ xa rồi xa mãi
Ngân khúc nhạc lòng trong nỗi bâng khuâng

Nghe bâng khuâng xao xuyến muốn đi tìm
Tháng ngày qua một thời lấm lem màu mực tím
Tôi vẫn sợ ngày mai tôi lớn
Tuổi học trò cắp sách còn đâu



Thật đáng tiếc ko còn gì để nói
Năm hết rùi bài cũng hết theo
Trống đã cất và cổng trường khép lại
Người lao công già tội nghiệp đứng trg sân
Sân trường ai ngơ ngẩn
Mùa vàng cây lá xanh
Em về tà áo lụa
Bay ngập ngừng trong anh
Kỉ niệm xưa tưởng chừng như im bặt
Chợt hiện còn nguyên vẹn ở trong tim…
Có những mùa hè không hề trở lại
Chỉ có tiếng ve trĩu cánh phượng hồng
 
Phưọng giật mình nhớ con đường bỏ ngỏ
Tan học về tà áo trắng ai bay
 
Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao không khép lại bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà thơm ngát hương đưa
 
Cây điệp già xoè rộng tán yêu thương
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng
Giờ tan học, mảng sân vuông lặng vắng
Chim chuyền cành buông tiến lạnh bâng quơ

Bạn bè thuở ấy còn ai nhỉ
Giở trang lưu bút nhớ ngày qua

Con gái mà khoái con trai
Chẳng cần nói vắn nói dài mất công
Chỉ cần nháy mắt hư không
Thế nào “hắn” cũng vỡ lòng tương tư!
Tương tư thì mặc tương tư
Phải mía , cóc, ổi tiểu thư mới cười

***

Nắng hè đậu xuống trang thơ
Phượng hồng hé nụ đợi chờ tiếng ve
Sân trường luống cuống vòng xe
Gió lùa kẽ lá, lòng nghe nao lòng...





      Bằng lăng tím !
Màu hoa em yêu hoa bằng lăng tím
Cánh mỏng manh rơi ngập lối sân trường
Chiều hạ vàng sắc hoa tím tư tương
Chút bâng khuâng chạnh buồn vương kỉ niệm
Nhớ khi xưa anh tặng cành hoa tím
Em thẹn thùng lúng liếng mắt nhìn anh !
Ngắm cánh hoa giả vờ ngó loanh quanh
Sợ ai đó như chợt vừa trông thấy
Tuổi thần tiên sao ngây ngô đến vậy ?
Lời tỏ tình nói mấy cũng chưa xong
Lặng lẽ dòng trôi miết mãi khó mong

Em vẫn yêu hoài một loài hoa ấy
Tháng năm lại về bằng lăng tím nở
Riêng một góc trời khạo khờ thủy chung
Biết đến bao giờ thôi hết mông lung
Màu hoa tím mãi là màu nhung nhớ…!!!
   
Tím thế Bằng Lăng ơi!

Vung bút thế nào mà mực tím vương cây
Trang lưu bút hoá khoảng trời tím biếc
Cô bé ơi thôi đừng nuối tiếc
Tuổi học trò xin gửi cánh bằng lăng

Tất cả rồi sẽ hoá xa xăm
Thơ ngây ơi cho dại khờ ở lại
Phút yêu đầu còn trinh nguyên mãi mãi
Áo trắng sân trường mực tím nhuộm màu hoa

Chẳng phượng hồng rực lửa như người ta
Em e ấp tựa bằng lăng hoa tím
Để bây giờ về trong hoài niệm
Giấc mơ nào anh cũng tím rưng rưng

Ôi cái màu tím biếc thuỷ chung!
Sao lạc nhau giữa cuộc đời dâu bể?
Day dứt thế nên bằng lăng tím thế
Tím mùa hè, tím cả nỗi chờ mong...

Dại khờ xưa giờ những long đong
Thơ ngây ấy nay phương trời biền biệt
Chỉ bằng lăng vẫn nồng nàn da diết
Hẹn hè về tím biếc khôn nguôi...
                                          xuân thu

Bằng lăng tím

Bằng lăng tím- cánh hoa nào ép vở
Để tháng tư hoa nở rộ lối về
Chân em bước làm nhịp đời rạng rỡ
Tóc phiêu bồng trời lộng gió nghiêng che
Bằng lăng tím ngát hương tràn hoa nở
Nghe râm ran tình ái rủ nhau về
Dàn đồng ca du dương bài tình nhớ
Hội hoa đăng chống chếnh khúc đồng quê
 
 
Bằng lăng tím hoa khoe ngời góc phố
Nét trinh nguyên còn e ấp sơn khê
Nhìn hoa tím lòng ai dường bỡ ngỡ
Em phù dung ta lúy túy cơn mê
Bằng lăng tím tháng năm, đầy trang vở
Tím bằng lăng tím cả bước em về
Đường ngắn lắm xin em đi nhè nhẹ
                                      Nguyễn Uyên Thu
 

                                                                                                _ Nhớ mãi tuổi học trò _ 

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Quán Cà Phê Mùa Hè - Mỹ Linh


Quán cà phê phố mưa, mình em trong quán đêm ướt đèn
Phố không người hạt mưa trắng bay, hè đã sang rồi đấy!
Dãy bàn bên vắng tanh mình anh cùng phố mưa ngắm nhìn
Cớ sao buồn cà phê rất thơm, nhạc rất hay bạn thấy không?


Đừng buồn thế, đừng buồn thế
Dù ngoài kia vẫn mưa rơi
Không đơn côi dãy bàn bên vẫn còn có anh đang ngồi
Ngày mưa gió, mùa hè đó ngồi cà phê đếm mưa rơi
Sao em không đến gần anh
Cứ ngồi lạnh lùng góc riêng mình

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Tình Khúc Màu Những Giọt Cà Phê…

Sweet with coffee

Tình yêu là khi em pha 1 ly nâu đm
Anh nhp kh, nhăm mt: “sao đng thế h em
Em đ má, choàng vai anh nũng nu
Đáng đi anh bi nhng lúc  vô tình
Li đã lâu ri quên chưa nói yêu em


Mild coffee! - The taste of crazy lips
Tình yêu là lúc đông v gió đìu hiu
Bên khung ca em nhìn ra, mng tri xa xám xt
Trong tay em, 1 li mn nng, nóng quyn
Như chính anh, dù xa lm nhưng hơi m tht gn


Something warm for you to love - just taste it - coffee
Tình yêu là khi lá thu rng bun bên khung ca
Em kéo chăn, che mt, trn ban ngày
Em trn anh, trn cái nhìn thu yêu yêu lm
Thu s nói gì trong v đm Mocha…?!


Mocha - In Fall, love falls
 Autumn Love
Tình yêu là khi hè đ nng chói chang
Em mt nhoài, nhng git rơi nh nhi
Vn nh anh, như con sóng lành hôn lên b cát cn lng li
Đón em vào lòng mát lnh git hng nâu

Lively Summer - In love with ice coffee
Tình yêu là khi chim hát bn tình ca
Em e p, đón xuân v, ôm hi vng
Người ta xung ph nô đùa, đi ly lc
Vn thói quen bình thường, trước lúc xung đường
Em nhn lì xì bng 1 cc bên anh
   
 When you smile, let the taste sweetly flows...


Just be happy...life is a box of gifts...don't give up...keep being yourself...