Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

BÊN LY CÀ PHÊ CUỘC SỐNG NÓI GÌ ?


Từ rất lâu chuyện uống cà phê đã trở thành một thú vui tao nhã trong cuộc sống bận rộn hàng ngày.


Chúng ta học được gì qua đó? Đơn giản là hưởng thụ những giây phút ấy - hay chính là một nguyên tắc để hài lòng với cuộc sống chăng?


Nào! hãy thưởng thức một ly cà phê mình ưa thích trong lúc đọc hay đọc lại những điều sau:


Bảy nguyên tắc trong tản mạn về cà phê:


1. Hâm nóng lại cà phê sẽ gây vị đắng
Hãy để những chuyện quá khứ thuộc về quá khứ



2. Bắt đầu bằng nhưng hạt cà phê tươi mới
Hãy rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm chứ đừng lặp lại



3. Dùng đúng cách máy pha cà phê
Thực hiện những gì bạn có thể & chấp nhận những gì bạn không thể



4. Dùng hạt cà phê chất lượng cao và nước tinh khiết
Hãy ca ngợi bản thể duy nhất của bạn trong vũ trụ này



5. Giữ đúng tỷ lệ
Bạn cần học cách thách thức với những suy nghĩ vô lý



6. Nước sôi sẽ hủy hoại hương vị
Biết kiểm soát mức độ căng thẳng trong cuộc sống



7. Uống cà phê khi còn nóng
Hãy sống trong hiện tại


Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Các mốc chính trong lịch sử cafe !


850: Một chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra café là một thức uống tuyệt vời.
Giữa những năm 800: Những người Hồi Giáo ở Ađen được ghi nhận là những người uống café đầu tiên.
Thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập.

1453: Thổ Nhĩ Kì ban hành luật lệ mới, cho phép một phụ nữ li dị chồng mình nếu không chịu đưa café cho cô ta.

Café trở nên phổ biến ở châu Âu, tuy bị cấm ở một vài nơi.
Vua Pope Clement VIII cấm việc uống café.

1511: Thủ tướng một nước Hồi giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm café vì sợ nó gây những ý kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra. Kết quả là ông đã bị sát hại bởi những người Sultan.
1517: cà phê được biết đến lần đầu tiên ở Constantinople (Istanbul ngày nay).
1554: quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ.
1570: Cùng với thuốc lá, café lần đầu tiên xuất hiện tại Venice

Cuối thế kỉ 15: café ngày nay được chế biến (người ta biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống)

1600: Thông qua những nhà buôn người Ý, các nước phương Tây lần đầu tiên biết đến café
1645: quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia
1650: café được ưa thích cuồng nhiệt tại Ấn Độ
1652: ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh.
1656: Việc uống café và mở tiệm café bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ
1659: ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương.
1669: café trở nên phổ biến ở Châu Âu
1683: Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập)

1672: Tiệm café đầu tiên ở Pháp được mở cửa
1690: Người Hà Lan trở thành những người đầu tiên kinh doanh và gieo trồng café như một thương phẩm, tại Ceylon và Java
1668: café đã thế chỗ bia, trở thành thức uống bữa sáng được yêu thích nhất tại New York
1697: Thuyền trưởng John Smith giới thiệu café với thị trường Bắc Mỹ

1700: Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và Martinique làm thuôc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hấu hết cà phê mà chúng ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ từ Êtiôpia qua Yemen.
1710: người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật
1714: café xuất hiện chính thức tại Mỹ
1721: Tiệm café đầu tiên ở Beclin được khai trương
1732: Johann Sebastian Bach sáng tác ra bản Kanata café (Coffee Canata)
1773: Uống café được coi là “nghĩa vụ quốc gia” đối với mỗi công dân Mỹ

Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới

1822: Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp
1825: café xuất hiện ở Haoai
1850: Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam
1865: James Mason phát minh ra máy pha café(percolator)
1887: café xuất hiện ở Indochina
1896: café được giới thiệu với người Úc

Đầu những năm 1900:
Uống café vào bữa trưa trở thành một thời gian “bắt buộc” ở Đức
1901: Luigi Bezzera phát minh ra máy chiết tách hương vị của café
1901: café uống liền (instant coffee) được phát minh bởi một nhà hoá học người Mỹ gốc Nhật
1908: Melitta Benz phát minh ra phin pha café
1909: café uống liền được tung ra thị trường

1938: Nescafé (café sấy bằng phương pháp đông lạnh) được phát minh
1942: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lính Mỹ được phát khẩu phần gồm cả café uống liền hiệu Maxwell House
1971: Hãng café Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle


                                                                                                                                Sưu tầm

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Tác dụng của cà phê !!!



Cà phê ngon, thơm và hương vị đặc trưng gợi nhớ, đến mức nhiều người nếu sáng ra mà chưa “chạm môi” vào ly cà phê thì cứ vẩn vơ như thiếu một điều gì. Thế nhưng nó còn là một thứ đồ uống mà các nhà khoa học hết sức khách quan đã nêu ra 8 lý do để lựa chọn :

1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn

Hoạt chất trong cà phê là caffeine - một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu.

Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một cốc nước giống như nhau, rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy. Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem.

Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao?

2. Cà phê làm tiêu mỡ

Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để... giữ được một cơ thể săn chắc với những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có chứa caffeine.

Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm caffeine hòa trong rượu cồn, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào giải phóng axit béo, nhờ vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự chuyển hóa chất béo”.

Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly, nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm.

3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng

Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh hen, đã viết “Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này.

Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn công giảm được 28%.

Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng.

4. Cà phê giúp giảm đau

Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng.

Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều).

Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java (một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin.

5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan

Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện Nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa đã chứng minh rằng caffeine trong cà phê và trà giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng” và hiện tượng béo phì gây ra.

Một nghiên cứu trước đó ở Na Uy đã kết luận ba ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong do xơ gan.

6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc

Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học nơ ron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt.

Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như nhau.

GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy.

Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê không đường để làm nên tác phẩm để đời này.

7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp

Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn. Đó là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các vận động viên trong thi đấu.

Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút caffeine trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượng. Các nghiên cứu khác chứng minh caffeine làm giảm sự mệt mỏi.

8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II

Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống.

Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm 2005 có cùng kết luận này.

Cái hại của cà phê

Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại chứ! Nói cho đúng, chỉ là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine - là đáng kể.

Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay...

Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai.

Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng uống nhiều, càng buồn ngủ.

Vậy đấy. 8 cái lợi và 1 cái hại của cà phê (mà chủ yếu là của caffeine khi dùng quá liều). Uống hay không, tùy bạn, nhưng những cái lợi quả thật là diệu kỳ. Vấn đề là nếu biết khống chế liều lượng thì chỉ có lợi.
                                                                                              Theo Hương vị cafe Việt.

Bí quyết pha cà phê nguyên chất ngon


Trong ẩm thực, bất kỳ một món ăn hay thức uống nào mà ngon đều phải có những cách chế biến rất đặc trưng. Việc pha một ly cà phê ngon cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của mình. Để có một ly cà phê ngon, dưới đây là một trong vài cách pha cà phê nguyên chất ngon nhất:

1. Nguyên liệu và vật dụng cần pha:
a.  Cà phê nguyên chất (PURIO là một thương hiệu cà phê nguyên chất mà bạn không thể không quan tâm).

b.  Phin pha cà phê phin nhôm là tốt nhất, nên chọn thương hiệu Vinalu,  Saigon vì nguyên liệu nhôm dày, lỗ đục đều, phân bố hợp lý…).

c.  Ấm đun nước sôi

d.  Nước được lấy từ nước máy (không sử dụng các loại nước đóng chai)
2. Cho bột cà phê nguyên chất vào phin, lượng cà phê bằng 5/10 phin hoặc 6/10 phin.
3. Lắc nhẹ cho cà bột bằng mặt rồi dùng nấp gài ấn nhẹ cho cà phê dẽ lại (nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh sẽ bị nghẹt, ấn nhẹ quá café sẽ chảy nhanh và lượng café ra không đậm đặc). Sau đó lấy nấp gài ra. Bạn có thể không cần rót nước sôi lên miếng nắp gài kim loại, mà hãy chế nhẹ nhàng, trực tiếp nước sôi  vào bột cafe.
4. Đung nước sôi 95-100 độ C, nếu là ấm điện, ngay khi ngắt điện là châm café ngay. Cách châm nước: rưới đều vòng tròn 1 cách thật nhẹ nhàng (cách rưới nước cũng ảnh hưởng tới chất lượng café đấy nhe các bạn).



5. Mức nước cỡ nào thì dừng lại ?
Buối sáng hoặc chiều cần uống đậm
đặc hơn, nên rót ít nước
Buối chiều hoặc tối cần uống đậm
vừa nên cho nước nhiều hơn tí
6.2
Đậy nấp lại và chờ, bột cà phê nguyên chất cần có một quá trình hút và thẩm thấu nước sôi để nở bung lên và sau đó lại tiết nước cà phê ra, nên ban đầu nước cà phê  chưa nhỏ giọt ngay xuống phin, sau 2 phút cà phê sẽ chảy giọt lien tục xuống ly.
6. Cuối cùng là cho đường, sữa hoặc đá tùy thích. Về thưởng thức cà phê, xin xem thêm cách thưởng thức cà phê nguyên sành điệu.
buoc 6.3
MẸO:

1.    Cà phê nguyên chất uống nước 2 (hay còn gọị là nước dão) vẫn rất chi là ngon và bổ dưỡng cũng không kém đâu nha. Sau khi bạn pha café nước nhất xong, tiếp tục cho nước sôi lên và châm lần 2, lần này châm đầy phin luôn. Khi uống, bỏ ít đường và thật nhiều đá, quậy đều và chờ 4 phút mới uống. Lúc đó nước mới thật lạnh và uống từng ngụm bự (như uống trà đá) bạn mới phát hiện cái sướng của nó.

2.    Pha café sữa: tỉ lệ sữa là 3-4/10, còn café là 6-7/10. Sữa phải được cho vào lý trước rồi mới để phin cafe lên. Nước nóng giúp chín sữa và khi pha thì cafe và sữa mới hòa quyện vào nhau. Nhớ là: Pha cafe sữa thì không được cho đường vào.

Hi vọng, qua kinh ngiệm, các bạn cũng đóng góp nhiều cách pha ngon để dân ghiền cà phê như chúng ta có dịp trãi nghiệm những giờ phút thật thú vị bên ly cà phê thơm ngon, hương vị đỉnh cao.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

3 tách cà phê/ngày giúp kéo dài tuổi thọ !


Một nghiên cứu mới đây của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ trên gần 500.000 người cho thấy tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi càng giảm, lượng cà phê mà họ từng tiêu thụ càng lớn.

Quá nhiều caffeine được cho là không có lợi cho cơ thể, tuy nhiên, theo nghiên cứu này thì uống càng nhiều cà phê, tỷ lệ tử vong do bệnh tim, hô hấp, đột quỵ, chấn thương, tai nạn, tiểu đường và thậm chí các bệnh nhiễm trùng càng giảm.
Trong nghiên cứu, các thành viên tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 50-71. Tình trạng sức khỏe của họ được theo dõi trong vòng 12 năm.
Theo Tiến sĩ Neal Freedman tại Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ cho biết uống 2-3 tách cà phê một ngày giảm 10-15% tỷ lệ tử vong sớm của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tuy nhiên Freedman cho biết uống nhiều hơn 2-3 tách cà phê/ngày mang lại ít lợi ích hơn bởi theo khảo sát, những người uống tới 6 tách cà phê/ngày không có dấu hiệu thu được lợi ích gì từ thói quen này.
Ông cũng cho biết trở ngại lớn nhất đối với người uống cà phê để tăng tuổi thọ chính là thói quen hút thuốc lá.
“Trong nghiên cứu của chúng tôi, những thành viên uống cà phê không có xu hướng hút thuốc. Trong khi đó, hút thuốc là một yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn tới tử vong”- Freedman nhận định.
Trước khi đưa ra kết luận, nghiên cứu cũng đã tính tới những thói quen khác có hại cho sức khỏe như uống quá nhiều rượu, ăn nhiều thịt đỏ hoặc có lối sống tĩnh tại (ngồi nhiều, vận động ít).
Các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn vì sao uống cà phê lại giúp giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, theo Freedman, cà phê có thể ảnh hưởng tới huyết áp. Những hợp chất khác nhau trong cà phê cũng đóng vai trò quan trọng.
Ngoài ra, theo Freedman, khó có thể xác định được rằng liệu cà phê thường có mang lại nhiều lợi ích hơn cà phê đã tách bỏ caffeine hay không.
                                                                                                                             Theo Shoha.vn

Cùng ly cà phê du lịch vòng quanh thế giới !!!

Ở mỗi nước, thức uống này lại mang trong mình một câu chuyện thật thú vị đấy!
Nét văn hóa ẩn mình trong từng cốc cà phê
Cà phê có lẽ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, đây là một thức uống có sự thiên biến vạn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng tìm hiểu một số loại cà phê đặc trưng cho từng quốc gia nhé!
Türk kahvesi- thức uống tiên tri của người Thổ Nhĩ Kỳ
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ độc đáo ở cả phong cách pha chế lẫn thưởng thức. Bột cà phê được nghiền thật nhuyễn, sau đó ngâm trong nước lạnh, rồi đun nóng ở một điều kiện nhất định. Sau khi pha, cà phê lại được hâm nóng hai hoặc ba lần, đến khi đặc quánh và có màu đậm thì rót vào tách.

Nghệ thuật pha chế thể hiện ở việc tạo lớp bọt dày nổi bên trên tách cà phê. Để hương vị thêm phần phong phú, người pha còn cho thêm đậu khấu (cardamom) hoặc một số hương liệu khác.
Thưởng thức Türk kahvesi cũng là một cách để thư giãn hoặc rèn luyện tính kiên trì vì bạn phải chờ cho bột cà phê lắng xuống hết mới có thể uống được. Điều thú vị hơn là sau khi uống xong, người ta thường úp tách cà phê xuống đĩa và xem bói vận mệnh của mình dựa trên phần cặn cà phê ở đĩa, họ gọi đây là phép bói cặn cà phê (fassomancy).
Nét đẹp Á-Âu trong ly cà phê uyên ương của Hongkong
Cà phê uyên ương (Yuanyang kafei) là một thức uống rất phổ biến ở Hongkong. Đó là sự kết hợp độc đáo giữa cà phê và hồng trà (hoặc trà sữa), có thể rắc thêm chút hoa tươi. Cà phê uyên ương chứa đựng cả triết lý về quy luật cân bằng âm dương của người Á Đông. Người ta cho rằng cà phê là thức uống nhiệt, còn trà là thức uống có vị mát, kết hợp hai thứ với nhau sẽ tạo ra sự cân bằng cho cơ thể.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Ly cà phê uyên ương mang trong mình sự giao thoa văn hóa Đông – Tây hài hòa, màu sắc cổ điển trong thức uống này thấp thoáng ẩn hiện đâu đó giữa một thành phố hiện đại, phồn vinh như Hongkong.
Cà phê uyên ương, một cái tên thật thi vị và lãng mạn, mang hương vị đắng, nồng đặc trưng của cà phê, cùng vị thanh của trà, xen với vị ngọt nhẹ của đường, tất cả hòa quyện với nhau như chính hương vị của tình yêu vậy.
Café Bombón – thức uống hấp dẫn của xứ sở đàn ghita
Café Bombón phổ biến đầu tiên ở vùng Valencia của xứ bò tót, sau đó nhanh chóng lan rộng ra những nơi khác. Công thức pha chế rất đơn giản, chỉ gồm espresso và sữa đặc pha theo tỉ lệ 1:1. Trước tiên, espresso sẽ được đổ vào chiếc ly thủy tinh trong suốt, sau đó người pha chế từ từ đổ sữa đặc vào để phần sữa đó chìm xuống.
img_14402
Như vậy ly café bombón sẽ có 2 lớp màu riêng biệt, trông thật hấp dẫn làm sao! Người pha chế còn thường thêm vào một lớp kem sữa tươi bên trên để hương vị phong phú và thức uống được sinh động, bắt mắt.
Nước Đức và món cà phê đánh thức mọi giác quan
Nếu như bạn là một người yêu thích hương thơm quyến rũ của rượu rum, cà phê Pharisäer của nước Đức chính là một lựa chọn tuyệt vời. Thức uống này là một sự kết hợp độc đáo giữa cà phê đen, rượu rum, đường cùng kem sữa béo (whipped cream).
Khi uống Pharisäer, người thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của chất men rượu rum lan tỏa đến mọi giác quan.
img_14403
Chuyện kể rằng, mục sư Georg Bleyer là một người rất nghiêm khắc và ông luôn trách móc con chiên về những thức uống không không thể hiện lòng trung thành với Chúa. Để tránh cơn giận cùa ngài mục sư, giáo đoàn đã phục vụ một loại thức uống pha từ rượu rum và cà phê.
Nhằm che giấu mùi hương của rum, họ đã thêm một lớp kem sữa béo bên trên. Tuy nhiên, ngài mục sư đã phát hiện ra rất nhanh chóng. Trong cơn phẫn nộ của mình, ông đã khóc mà thốt lên: “Ihr Pharisäer!” nghĩa là “Ngươi… đồ đạo đức giả!”. Từ đó mà loại thức uống kể trên được gọi là “Pharisäer Kaffee”.
Cà phê phin – dấu ấn đặc trưng của con người Việt Nam
Có lẽ từ lâu, hình ảnh chiếc phin lọc đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa pha chế cà phê ở Việt Nam.
img_14404
Cách pha chế cà phê của người Việt Nam không quá cầu kỳ. Chỉ cần cho một lượng cà phê vừa đủ vào phin, dùng nắp gài ép nhẹ, chế lượng nước sôi theo nhu cầu sử dụng và chờ đợi quá trình thẩm thấu diễn ra. Lớp nước sôi sẽ bắt đầu thẩm thấu qua cà phê một cách chậm rãi, tự nhiên giúp cà phê đạt được độ chín vừa đủ để trích ly. Vì vậy cà phê phin khi uống sẽ cảm giác luôn tươi, có vị đằm và rất thơm.
Thưởng thức mùi hương cà phê truyền thống đậm đà cùng với giây phút chờ đợi từng giọt, từng giọt cà phê rơi cũng là một khoảng lặng bình yên giúp ta lấy lại cân bằng giữa nhịp sống hối hả ngày nay.
Với sức hấp dẫn đặc biệt của mình, cà phê là thức uống được đón nhận rộng rãi ở khắp nơi. Cũng từ nguyên liệu chính là cà phê, song sự pha chế và thưởng thức mỗi nơi lại có nét đặc sắc riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho văn hóa cà phê thế giới. Ở mỗi quốc gia, cà phê lại quyến rũ người ta bởi những cách khác nhau. Khi có cơ hội đặt chân đến mỗi nước, các bạn đừng quên tận hưởng và cảm nhận hương vị riêng của cà phê ở nước đó nhé!
Theo: Kenh14.vn

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

4 “thời điểm vàng” để uống cà phê

Hà Nội hương Ban Mê - Không chỉ lượng cà phê bạn uống mà thời gian uống cũng ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Chính xác thì thời gian nào uống cà phê sẽ có lợi nhất?

Cà phê vào buổi sáng  

Cà phê có thể cải thiện táo bón. Để công năng này hiệu quả thì một ly cà phê vào buổi sáng là tốt nhất. Thời gian uống còn lại trong ngày sẽ ít ảnh hưởng hơn.

30 phút sau khi ăn

Cà phê có thể thúc đẩy tiêu hóa. 30 phút sau bữa ăn là thời điểm thích hợp để bạn thưởng thức một ly cà phê và tận hưởng lợi ích này. Tuy nhiên, vì cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể nên những người thiếu máu cần tránh thức uống này.

Một tách cà phê trước khi tập thể dục

Uống một tách cà phê 30 phút trước khi tập thể dục có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy nhiều calo hơn, và làm cho hiệu quả tập luyện các môn thể thao có ý nghĩa hơn. Nếu bạn là một vận động viên bạn sẽ nhận thấy thời gian uống này tốt như thế nào.

Khi mệt mỏi, uống cà phê

Cà phê giúp bạn tỉnh táo, điều này là hiển nhiên. Một tách cà phê khi mệt mỏi có thể giúp bạn duy trì 4 giờ tỉnh táo. Tuy nhiên, với người uống cà phê lâu dài thì hiệu quả này không lớn.

Giới hạn của việc uống cà phê

Cà phê cũng như các thức uống hay thực phẩm bất kỳ có thể mang lại lợi ích cho con người, nhưng phải có giới hạn. Một số người vẫn uống cà phê mỗi ngày, một số người thậm chí uống mọi lúc, mọi nơi.

Các bác sỹ khuyến nghị bạn nên uống 1-2 ly cà phê một ngày, tối đa là 4 ly (tổng số caffeine là khoảng 150 đến 250mg) là vừa phải. Nhiều hơn 4 ly có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng caffeine trong một ngày lớn hơn 1g (tương đương 8-12 ly cà phê), nó sẽ dẫn đến ngộ độc, kết quả là gây ra tình trạng hồi hộp nôn mửa, ngất xỉu. Uống hơn 10 gram trong một ngày sẽ có nguy cơ tử vong!

Đừng nghĩ rằng người trung bình một ngày tiêu thụ đến 1g cà phê là rất khó, bởi vì chất caffeine không chỉ có trong cà phê, mà ngay cả đồ uống cola, trà, hoặc một số thức uống khác. Vì vậy, bạn nên biết rõ để kiểm soát lượng caffeine vào cơ thể tốt hơn.

Theo Afamily

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Vị đắng cà phê quyến rũ chốn Hà thành !

        Suốt một thế kỷ qua, hương vị cà phê đã quyến rũ cả Hà Nội. Thứ đồ uống có sắc nâu và vị đắng hiện hữu khắp nơi, từ khu phố cổ đến những khu đô thị mới. Cà phê đã trở thành một nét văn hóa riêng ở Hà thành.

Vị đắng cà phê quyến rũ chốn Hà thành
Cà phê do người Pháp mang đến Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và xuất hiện tại Sài Gòn năm 1864. Ngay giữa lòng Hà Nội, cà phê có mặt vào năm 1883 với các hiệu cà phê nổi tiếng như Café du Commerce, Café de Paris, Café Albin, Café de la Place, Café de Beira.
Cùng tiếp nhận từ Pháp, nhưng người Hà Nội và người Sài Gòn lại có sự khác biệt trong cách thưởng thức đồ uống này. Người Sài Gòn coi cà phê như một thức uống đại trà, giải khát, phụ lẫn trong bữa ăn sáng. Cà phê người Sài Gòn thưởng thức thường là thứ pha sẵn, khá loãng, được bỏ nhiều đường, đánh cho nổi bọt và uống kèm với nhiều đá vụn, khi uống vị đắng thì ít nhưng vị ngọt thì nhiều.
Người Hà Nội thưởng thức cà phê cầu kỳ hơn. Họ uống cà phê theo cách riêng để tạo ra thứ văn hóa cà phê của riêng mình. Người ta nhập cà phê nguyên hạt về rồi tự chế biến, rang, xay và pha bằng phin. Mỗi quán lại có những cách pha với thủ thuật riêng để tạo nên mùi thơm, hương vị đặc trưng. Ở Hà Nội, người ta đến quán cà phê không chỉ đơn giản là uống trước khi bắt tay vào công việc, mà còn để giao lưu, gặp gỡ.
Cũng như thời gian và năm tháng, cà phê ở Hà Nội có nhiều đổi thay, cả về "gu" và cách thưởng thức. Nhiều quán mới xuất hiện, có quán thì ngày càng đông khách và phát triển rộng, có quán thì thương hiệu mai một đi và thưa dần khách.
Cà phê Hà Nội trước nổi tiếng với hai quán Nhân và Giảng. Sau là những tên tuổi như cà phê Lâm, cà phê Mai, cà phê Năng và cà phê Thái, cà phê Thọ. Đây là những quán cà phê bậc nhất với hàng chục năm tuổi. Hầu hết những quán này nằm trong những nhà cổ, phố cổ, với tường vôi bạc màu, mái ngói rêu phong.
Trong đó, cà phê Lâm ở đường Nguyễn Hữu Huân được biết đến bởi cà phê ở đây được chủ quán lựa chọn loại đặc biệt và kết hợp đặc tính của từng loại cà phê để tạo ra độ chua, đắng, ngậy riêng biệt.
Lâm còn nổi tiếng bởi bốn bức tường trong quán ken đặc những bức tranh của các danh họa tên tuổi như: Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Võ Tư Nghiêm, Nguyên Hồng, Nguyễn Sáng...Nghe nói có giai thoại rằng, trước kia chỉ là một cái xe đẩy bán cà phê cho dân văn nghệ sĩ, các hoạ sĩ không có tiền trả cà phê thì... tặng tranh, còn ông chủ quý nghệ sĩ cũng vui vẻ nhận tranh thay tiền.
Ngày nay, quán cà phê bung ra khắp Thủ đô với những thương hiệu phong phú, đa dạng như: Cà phê Trung Nguyên, Highland, My Way, Ciao. Các quán cũng đa dạng hóa thức uống với những món ngoài cà phê như: Sinh tố, nước chanh, trà, nước hoa quả, các loại đồ ăn khô nhẹ. Thậm chí, để thu hút khách, người ta còn phục vụ cả ăn sáng, ăn trưa, fastfood, rồi trang bị cả wifi, bi-a, karaoke.
Hiệu cà phê cũng được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, từ ồn ào, bình dân, tới trầm lắng, lãng mạn, nhẹ nhàng và cả sự sang trọng, cầu kỳ, phô trương. Và hầu hết các quán này thường sử dụng nhạc với những giai điệu nhạc cổ điển, những bản nhạc jazz, country, tiền chiến, không lời trên kèn saxophone, ghi ta, violon... làm một phần để hấp dẫn khách. Tại đây, người ta có thể ngồi trầm tĩnh, thư thái trò chuyện, nhấm nháp tách cà phê đắng pha ngọt lịm.
Một điều rất thú vị là cà phê ở Hà Nội mang hương vị riêng theo mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông. Sớm mùa đông, ngồi vỉa hè nhâm nhi tách cà phê đen nóng cảm thấy khoan khoái trước không khí lạnh se sắt của gió mùa.
Tối mùa hạ, ngồi giữa lòng phố cổ thong thả cầm thìa mà ngoáy ly cà phê thật kĩ, để tất cả phần sữa bên dưới hòa vào phần cà phê đen bên trên.
Mùa hoa sữa về, sớm tinh sương không khí thoáng đãng, yên tĩnh, ngồi ở vỉa hè phố Nguyễn Du hay Lê Văn Hưu, Triệu Việt Vương, Ngọc Khánh... nhấm nháp một ngụm nhỏ nâu đá, tự nhiên lại thấy chất nước ấy ngọt ngào hơn, thơm hơn.
Theo monngonhanoi.net

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Cách phân biệt cà phê thật và hóa chất, bắp rang

 Ly cà phê nguyên chất có màu cánh gián chứ không phải màu đen. Còn cà phê có màu đen sậm thì coi chừng có thể có phẩm độc thường dùng nhuộm vải sợi.


Tôi là dân nghiện cà phê, trà và đã có 48 năm thưởng thức cà phê, xin phép mạn đàm về cà phê.
Thú uống cà phê: Dân ghiền cà phê vào buổi sáng sớm chỉ thích uống cà phê lề đường và tán gẫu thời sự với nhau. Quán cà phê lề đường mà chúng tôi uống buổi sáng toàn dân ghiền và người khách ít thâm niên nhất cũng đã 15 năm. Riêng tôi đã có “30 tuổi cà phê” ở đây.

Những bạn cà phê làm rất nhiều ngành nghề. Chúng tôi chào ngày mới bằng những đề tài rất hào hứng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, đời sống và nghệ thuật. Cà phê tuy không ngon lắm nhưng rất thú vị khi vừa nhâm nhi vừa tán gẫu.

Riêng tôi, vì là dân ghiền cà phê nên công việc đầu ngày của tôi là nấu ấm nước để pha cà phê đặc biệt và trà đặc biệt. Uống xong, rồi mới ăn sáng và đi đến quán cà phê ruột để tán gẫu, xong mới đi làm. Sau giấc ngủ trưa, tôi phải có một cữ cà phê đặc biệt nữa.

Dân ghiền cà phê chỉ khoái cà phê ngon: Bạn không thể nào uống được ly cà phê ngon khi chỉ pha một loại cà phê. Dân ghiền nặng như ba tôi uống cà phê rất cầu kỳ. Ông pha một phần cà phê Moka và hai phần cà phê J. Martin và cho vào một ít bơ Bretel tan chảy.

Một phin cà phê được pha vào khoảng 25cc sữa đặc có đường. Hương thơm ngào ngạt tự nhiên của Moka và vị đắng thanh thoát của J. Martin hòa quyện vào sữa đặc tạo thành độ sánh, làm thỏa mãn khứu giác, vị giác và thị giác của bạn mà không cần đến bắp rang (để tăng độ sánh).

Tách cà phê luôn được hâm nóng trong nước sôi. Nhấp từng muỗng cà phê, tinh thần bạn rất sảng khoái, tâm thần thăng hoa. Cảm giác thăng hoa sẽ lên đến đỉnh điểm nếu bạn uống một ly cà phê sữa như thế trên bờ hồ Xuân Hương (Đà Lạt) vào một đêm đông, bên tai nghe văng vẳng tiếng đàn dương cầm.

Cà phê xưa và nay: 
Có hai dòng cà phê: Arabica và Robusta. Arabica, rất khó trồng, cho mùi hương thật tuyệt vời. Robusta lại cho vị rất đậm đà. Mà dân ghiền cà phê thì muốn được thưởng thức cả hương và vị.
Trước đây, người Pháp mang vào Việt Nam hai giống cà phê thượng hảo hạng: Moka thuộc dòng Arabica và J. Martin thuộc dòng Robusta. Hai giống cà phê này rất nổi tiếng trên thế giới và đắt giá hơn cả cà phê thượng hảo hạng của Brazil.

Trước năm 1975, Sài Gòn có những tiệm cà phê nổi tiếng chuyên dùng hai loại cà phê này như: Brodard, La Pagode, 5 Dưỡng. Riêng cà phê 5 Dưỡng, giá bình dân, là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ để tìm nguồn cảm hứng.

Ngày trước, người uống cà phê ít, thanh niên cũng không thích lắm, mà người sản xuất cà phê thì nhiều, nên không có tình trạng pha bắp rang. Cà phê bình dân cũng ngon. Ngày nay, văn hóa uống cà phê chủ yếu là giao tiếp, nên người ta ít chú trọng đến chất lượng cà phê. Vả lại, các quán cà phê phát triển rộng khắp, cà phê hạt thiếu, nên xảy ra tình trạng pha bắp rang, lâu ngày thành ra thói quen.

"Cà phê pha bắp rang” lại đáp ứng được “gu” khoái “sánh” của giới trẻ. Mà “cà phê pha bắp rang” thì làm sao có mùi vị tuyệt diệu bằng cà phê nguyên chất, nên giới kinh doanh cà phê mới tìm đến tinh dầu cho mùi hương cà phê. Lòng tham không đáy, họ còn nhẫn tâm rang bắp/đậu nành đến cháy đen và thêm nhiều phụ gia độc hại vào cho giống cà phê.

Nhiều thương hiệu cà phê cũng có pha bắp rang, tỷ lệ pha khoảng 10%. Với tỷ lệ pha này, cà phê không được ngon như cà phê nguyên chất, nhưng uống cũng được và không độc hại.
Hiện nay, muốn uống được cà phê nguyên chất, chỉ còn cách là mua cà phê hạt ở Buôn Mê Thuột về nhờ cơ sở xay rang nhỏ, quen biết gia công.

Cách nhận biết cà phê thật: 
Cà phê nguyên chất khi pha ra, có màu cánh gián chứ không phải màu đen, nước cà phê trong chứ không đục. Có những quán, khi cà phê pha xong, họ đánh cho dậy bọt: đó là cà phê có pha hương cà phê, hoặc nguy hiểm hơn là có chất tạo bọt Sodium lauryl sulfat. Cũng không hiểu tại sao có một số dân ghiền cà phê lại khoái uống cà phê dậy bọt?

Khi cà phê pha phin, chưa bỏ đường mà đã có vị ngọt, đó là do có caramel. Mà đã có caramel, thì chắc hẳn là có pha đậu nành hoặc bắp rang.

Cà phê có màu đen sậm: coi chừng có phẩm nhuộm phân tán (dùng trong nhuộm vải sợi, rất độc hại cho sức khỏe). Họ dùng phẩm nhuộm phân tán để tạo màu và hương cà phê để tạo hương, chứ chẳng có cà phê gì hết. Thường những quán cà phê lề đường “không chuyên” (chỉ bán cho khách vãng lai) và một số quán cà phê nhạc chơi thủ pháp độc ác này.

Hà Nội hương Ban Mê (st)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Cách phân biệt, nhận định về hương vị và cảm nhận về phẩm chất của tách cà phê


Hương vị:  Là cảm nhận chung về cà phê trong miệng. Vị chua, vị ngọt, hương thơm và thể chất là các thành tố cấu tạo nên hương vị cà phê. Do việc cảm thụ các mùi vị nầy hòa quyện hài hòa và đồng nhất bởi các giác quan mà tạo ra một sự cảm nhận tổng thể về  hương vị của một loại cà phê.
Flavour:  is the overall perception of the coffee in your mouth. Acidity, aroma, and body are all components of coffee flavor. It is the balance and homogenization of these senses that create your overall perception of flavor of a coffee.
Thể  chất: Thể chất là đặc trưng của cà phê. Nó là một cảm nhận của vị giác rõ rệt, và đôi khi được gọi đơn giản được gọi là "cảm nhận trong miệng”. Cảm nhận vể thể chất của cà phê  là các cảm giác hay cảm nhận trong miệng và lưỡi về vị của bạn có liên quan đến độ nhớt, độ nặng, độ dày, hoặc sự phong phú về chất dầu hay vị đậm đà, quyến rũ của cà phê. Thể chất là kết cấu và tính thống nhất, độ dày hoặc độ nhờn liên quan đến chất dầu của cà phê. Ví dụ, khi bạn uống sữa, nhận thức của toàn bộ thể chất của sữa trong miệng của bạn sẽ không giống như cảm giác  khi bạn uống nước.
Body: Body is primary characteristic of coffee. It is a distinctly tactile sensation, and is sometimes called simply “mouth feel. the sensation of coffee Body is  sensation or feeling in your mouth and on your tongue is related viscosity, heaviness, thickness, or richness oil and feel the charming of coffee. Body is the texture and consistency, the thickness or slipperiness of the coffee. For example, when you drink milk, your perception of body whole milk in your mouth would not like your feeling  when you drinking water.
 Vị ngọt  : Vị ngọt của cà phê được cảm nhận cảm nhận ở đầu lưỡi, vị ngọt nhẹ của cà phê rất quan trọng vì nó làm quân bình vị đắng và chua của cà phê. Cà phê ngon sẽ có vị ngọt tự nhiên làm hài hòa thể chất của cà phê.
Sweetness: The sweetness of the coffee experience is felt in the tongue, slightly sweet taste of coffee is important because it makes the balance of bitter and sour of coffee. The good coffee have the natural sweet make harmony of body of coffee.
Tính axít : Tính axit , hay đô chua không  có ý nói mức độ pH được đề cập trong sách hóa học ở trường cũng không giống như acid hydrochloric hoặc axit dạ dày. Tính axit không nên nhầm lẫn với vị chua là một cảm giác khó chịu về vị, không tốt theo cách đặc trưng. Độ chua là một đặc tính mong muốn trong cà phê cao cấp. Độ  chua được cảm nhận bởi hai bên bờ cạnh của lưỡi. Vị chua là đặc điểm chính của dòng café Arabica. Vị chua trong cà phê không đóng vai trò giống như vai trò của nó liên quan đến vị chua của rượu vang. Độ chua trong cà phê tạo ra 1 cảm nhận rõ rang, sắc nét về chất lượng cà phê. Nếu không đủ độ a xít,  vị cà phê sẽ có xu hướng nhạt nhẽo. Do đó tính axit tạo ra  một số các cảm giác thú vị và đặc biệt khi chúng ta được thưởng thức cà phê.
Acidity:  Acidity does not refer to pH levels discussed in high school chemistry class, it is not like hydrochloric acid or stomach acid. Acidity should not be confused with sour, which is an unpleasant feeling negative flavor characteristic. Acidity is a desirable characteristic in coffee. Acidity is characteristic of the Arabica coffee. The sour taste is felt by both sides of the tongue. The role acidity plays in coffee is not unlike its role as related to the flavor of wine.  The acidity in provides a sharp, bright, vibrant of coffee quality. With out sufficient acidity, the coffee will tend to taste flat. Therefore, acidity produces some of the pleasurable and distinctive sensations we enjoy when tasting coffee.
Vị đắng: Vị đắng là cảm nhận về cà phê từ kết quả tương tác của hợp chất Trigonelline trong cà phê với các gai vị giác nằm trên mặt sau của lưỡi. Trigonelline phát sinh tỷ lệ thuận với mức độ rang. Vị đắng thường tỷ lệ thuận màu đậm của cà phê.  Vị đắng có thể làm giảm tính axit trong cà phê nên nó tỷ lệ nghịch với vị chua trong cà phê.
Bitterness: Bitterness is felt in the coffee results from the interaction of compounds Trigonelline in coffee with with the circumvallate papillae on the back of the tongue. Trigonelline arise in proportion to the degree of roasting. The Bitterness is often proportional to the color of dark coffee.  Bitterness can reduce the acidity in coffee, thus  inversely proportional to the acidity in coffee
Hương thơm: Mùi hương thơm của cà phê là cảm nhận đầu tiên mà bạn có được khi pha cà phê, đó là mùi của cà phê bốc lên khi bột cà phê gặp  nước sôi.Hương thơm là một cảm nhận về mùi rất khó phân biệt với hương vị. Mùi hương thơm được cảm nhận bới các tế bào thần kinh khứu giác trong 2 vị trí, tại khoang mũi cảm thụ mùi hương café bốc lên và và cuối hốc mũi, nơi tập trung các tế bào  thần kinh cảm thụ mùi. Hương thơm của hương vị góp phần vào việc phân biệt về khẩu vị của chúng ta. Cà phê Purio luôn phấn đấu để vươn đến đỉnh cao của hương thơm tự nhiên từ hạt cà phê qua quá trình chọn nguyên liệu từ  hạt cà phê nhân hảo hạng đến quá trình chế biến rang, xay, đóng gói, bảo quản tốt nhất
Aroma: Aroma of coffee refers to your first encounter with a coffee when it's brewed. It is smell of coffee rises when the coffee powder meet boiling water. Aroma is a sensation that is difficult to separate from flavor. Aroma is a sense of smell is very difficult to distinguish the flavors. Aroma is perceived by olfactory neurons in two locations, in the nasal cavity sensing and picking up the scent of coffee and late nasal cavity, where the concentration of receptors on nerve cells odor. The scent of coffee aroma contributed to us regardless of our taste.
Hậu vị (hay dư vị) : Là cảm nhận về hương và vị đậm đà của cà phê còn kéo dài  một quảng thời gian sau khi đã uống 1 tách cà phê, nhất  là tách cà phê nóng.
 Aftertaste: is your perceive of coffee flavor that lasts longer period of time after your drink a cup of coffee, especially a cup of hot coffee. 
Hà Nội hương Ban Mê ...ST...

Cà Phê và tác dụng của nó nếu thưởng thức đúng cách


+ Cà phê kích thích hoạt động trí óc

Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học nơron thuộc Đại học Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt. Bởi trong hạt cà phê cafein chiếm 1 – 2%, có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức làm việc của trí óc.

+ Cà phê có thể giúp tăng trí nhớ

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Anh cho rằng chính chất cafein có trong cà phê có khả năng làm biến đổi hoạt động điện tử của các tế bào não. Phát hiện này vừa được các nhà khoa học thuộc Trường đại học Birmingham (Anh) công bố. Thông thường, hoạt động của các tế bào thần kinh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiếp nhận thông tin, song quá trình này có sự tham gia của một hóa chất não, adenosine, có mức độ cao đặc biệt ở người già.

Khi adenosine liên kết với cơ quan tiếp nhận phân tử trên tế bào não, gọi là A1, sẽ làm giảm hoạt động của các nơron thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ. Nhưng cafein có thể ngăn chặn sự liên kết trên các adenosine, do đó hạn chế tác dụng của nó đồng thời tăng cường trí nhớ.

Với phát hiện trên, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng uống cà phê thường xuyên có thể tăng khả năng trí nhớ lên gấp 3 lần, vì cafein tập trung vào não.

+ Cà phê chống bệnh tiểu đường type II

Các nhà khoa học Mỹ cho biết uống cà phê điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II. Theo tiến sỹ Martin thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ), chất axit chlorogenic có trong cà phê đã giúp cơ thể xử lý tốt lượng đường glucose trong máu.

+ Cà phê giúp giảm hạ đường huyết

Một nhóm nhà nghiên cứu người Anh vừa chứng minh rằng cà phê có thể giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết đối với những bệnh nhân tiểu đường type 1. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Diabetes Care.

Tiến sĩ Tristan Richardson thuộc bệnh viện hoàng gia Bournemouth đã theo dõi 19 bệnh nhận tiểu đường type 1 nhằm tìm hiểu về vai trò của cafein trong chứng hạ đường huyết của các bệnh nhân này. Mỗi bệnh nhân đã theo một chế độ gồm 50 mg cafein mỗi ngày. Một số người đã dùng những viên thuốc chứa 250 mg cafein mỗi ngày hai lần, trong khi những người khác chỉ dùng thuốc giả dược.

Kết quả là khi dùng cafein, các bệnh nhân ít bị chứng hạ đường huyết vào ban đêm: thời gian tỉ lệ đường trong máu thấp là 49 phút đối với nhóm thứ nhất, và 132 phút đối với nhóm thứ hai dùng thuốc giả dược.

Tiến sĩ Richardson khẳng định rằng, ảnh hưởng của cafein đối với thời gian hạ đường huyết đặc biệt là vào ban đêm rất quan trọng. Đây là lần đầu tiên điều này đã được chứng minh. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chưa giải thích được vì sao cafein có thể làm giảm thời gian hạ đường huyết.

+ Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan

Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa đã chứng minh cafein trong cà phê và trà giảm nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống và hiện tượng béo phì gây ra.

+ Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp

Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút cafein trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống. Các nhà khoa học giải thích rằng cafein kích thích sự đốt cháy chất béo để sinh năng lượng chứ không phải đường trong bắp thịt.

+ Cà phê tốt cho trẻ sinh non

Một cuộc nghiên cứu trên hơn 2.000 trẻ sinh non ở Canada, Úc và Anh cho thấy những đứa trẻ nào được cho uống một ít cà phê có thể khắc phục được một số khiếm khuyết ở phổi mà chúng mắc phải do bị sinh thiếu tháng. Những đứa trẻ này khi sinh ra bị thiếu cân và hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện. Do đó, chúng phải thở bằng máy. Theo dõi sức khỏe của một nhóm trong số trẻ nói trên sau khi chúng được cho uống một ít cà phê trong một khoảng thời gian, nhóm nghiên cứu thấy rằng chúng ít phụ thuộc hơn vào máy và phổi cũng ít bị tổn hại hơn. Lý do là vì chất caffein có trong cà phê có tác dụng kích thích hô hấp.

+ Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng

Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của cafein làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này. Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn công giảm được 28%.

Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng.

+ Cà phê giúp giảm đau

Những loại thuốc giảm đau thường chứa cafein. Bởi cafein đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng. Một tách cà phê hay một trà nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại.

+ Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn

Hoạt chất trong cà phê là cafein - một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu.

+ Cà phê có hại không?

Bên cạnh những tác dụng của cà phê, các nhà khoa học cũng cảnh bảo không nên lạm dụng cà phê. Vì tiêu thụ quá nhiều cafein sẽ gây tình trạng lo lắng, mất ngủ. Dùng lâu dài, cafein gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai. Đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh tim mạch thì uống cà phê không phải là một điều tốt cho sức khỏe của họ, bởi cafein trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và nồng độ axitamin trong máu.

+ Uống cà phê bao nhiêu là vừa đủ?

Uống cà phê, người thích uống đặc, người thích uống loãng nên khó xác định bao nhiêu là đủ. Người ta tính theo hoạt chất của cà phê là cafein bởi tác dụng chính của cà phê là do cafein đem lại. Theo các nhà khoa học, 300mg cafein mỗi ngày là hợp lý. 

Sưu tầm

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Cafe và chiếc tách


Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời học trò cũ của mình.

Ông đem ra rất nhiều những chiếc tách khác loại: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thủy tinh, chiếc thì bằng pha lê, một vài chiếc trông rất đơn sơ, vài chiếc đắt tiền, vài chiếc khác lại được chế tác cực kỳ tinh xảo. Người thầy bảo những “người thành đạt” tự chọn tách và rót cà phê cho mình.
Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy đáng kính mới bắt đầu từ tốn:
- Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: ai cũng chọn những chiếc tách đắt tiền, chẳng ai thèm màng đến những chiếc tách nhựa giá rẻ cả. Có lẽ các em sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn cơn của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Các em à, những chiếc tách kia đâu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Tất cả những gì các em cần là cà phê chứ không phải là tách. Thế mà thường thì các em chỉ chăm chăm lo kiếm những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Hãy suy ngẫm điều này nhé: cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Và những “chiếc tách” này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi do cứ mãi để ý vào những “chiếc tách hư danh” mà chúng ta bỏ lỡ việc hưởng thụ cuộc sống.
Món quà mà Thượng đế ban tặng cho con người là cà phê chứ không phải tách. Vậy thì cứ thoải mái nhâm nhi cà phê của mình và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

Nguồn: 
http://hieubio.blogspot.com/

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Cà rốt, trứng và cà phê


Một cô gái trẻ nói với mẹ của mình rằng cuộc sống thật khó khăn. Cô không biết sẽ tiếp tục như thế nào. Cô muốn buông xuôi vì đã quá mệt mỏi khi mãi phải đấu tranh.
Mẹ cô gái sau khi nghe con nói bèn đưa cô vào bếp. Bà đổ đầy nước vào ba cái bình và đặt chúng lên trên ngọn lửa. Chẳng mấy chốc ba bình nước sôi.
Trong chiếc bình đầu tiên, bà đặt vào những củ cà rốt, trong chiếc thứ hai bà đặt những quả trứng, và trong chiếc cuối cùng bà đặt những hột cà phê nghiền. Sau đó bà tiếp tục nấu sôi ba chiếc bình, và không nói một lời nào.

Khoảng 20 phút sau, bà tắt lửa. Bà vớt những củ cà rốt ra và đặt chúng vào một cái bát. Bà lấy những quả trứng ra và đặt vào một cái bát khác. Bà lại lấy muôi múc cà phê ra và đặt vào cái bát thứ ba. Quay sang cô con gái, bà hỏi:

- “Nào, con hãy nói cho mẹ biết, con nhìn thấy gì?”.

- “Dạ, cà rốt, trứng và cà phê”. Cô con gái trả lời rồi hỏi: “Mẹ, điều đó có nghĩa là gì?”.

Bà mẹ giải thích rằng mỗi một thứ trong đó đã gặp điều kiện khó khăn như nhau, đó là nước sôi. Mỗi thứ có phản ứng khác nhau. Cà rốt khi chưa bỏ vào nước thì cứng, rắn và dai. Tuy nhiên, sau khi bị bỏ vào nước sôi, nó mềm đi và trở nên yếu ớt.

Quả trứng vốn rất dễ vỡ. Lớp vỏ ngoài mỏng manh của nó đã bảo vệ lớp chất lỏng bên trong nó, nhưng sau khi được đặt vào trong nước sôi, phần bên trong quả trứng cứng lại.

Những hột cà phê nghiền thì khác. Sau khi bị bỏ vào nước sôi, chúng đã biến đổi nước. 

“Con là gì?” - bà mẹ hỏi cô con gái. “Khi một hoàn cảnh bất lợi gõ cửa nhà con, con sẽ phản ứng thế nào? Con là củ cà rốt, quả trứng hay hột cà phê?”. 

Người mẹ giải thích tỉ mỉ cho cô con gái: “Con là củ cà rốt, dường như rất mạnh mẽ, nhưng khi bị đau và gặp hoàn cảnh bất lợi, con yếu mềm và mất đi sức mạnh?

Hay con là quả trứng bắt đầu với một trái tim mềm yếu nhưng qua khó khăn lại trở nên cứng rắn? Một số người dễ bị lung lay tinh thần, nhưng sau một cái chết, sự chia ly, những khó khăn về tài chính, họ trở nên cứng nhắc, mặc dù cái vỏ bên ngoài vẫn thế.

Hoặc có thể con giống cà phê. Cà phê thực sự làm thay đổi nước nóng, chính là thay đổi hoàn cảnh mang lại nỗi đau.

Khi nước bị nóng, cà phê tỏa ra hương vị của nó. Nếu con giống như cà phê, con sẽ sống tốt đẹp hơn và có thể thay đổi tình thế xung quanh con, khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ nhất.

Trước những ngày tháng đen tối nhất và trước những thử thách cam go nhất, con sẽ nâng bản thân mình lên một tầm cao mới. Sau này khi con gặp hoàn cảnh bất lợi, hãy nhớ tự hỏi mình: “Tôi sẽ là một củ cà rốt, một quả trứng hay là cà phê?”.

Cầu mong bạn có đủ niềm vui để làm cho cuộc sống của mình thật ngọt ngào, có đủ thử thách để khiến bạn mạnh mẽ, có đủ đau thương để sống có tình người và có đủ hy vọng để hạnh phúc.

Người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải có tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất; họ chỉ hoàn thành hầu hết tất cả những gì xuất hiện trên con đường đời của họ.

Tương lai tươi sáng nhất sẽ luôn dựa trên một quá khứ bị lãng quên. Bạn không thể tiếp bước trong cuộc sống nếu như chưa vượt qua những thất bại và nỗi đau trong quá khứ.

Khi bạn được sinh ra, bạn khóc và mọi người quanh bạn mỉm cười. Hãy sống cuộc sống của bạn để đến ngày cuối cuộc đời, bạn là người mỉm cười còn mọi người quanh bạn khóc.

Phước Đại
Theo TruthBook